MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Phải lòng' Mark Zuckerberg năm 19 tuổi, vài năm sau tỷ phú trẻ nhất thế giới bỏ Facebook để cùng người cũ của Google 'nuôi rùa' giữa bầy kỳ lân

10-12-2020 - 09:20 AM | Tài chính quốc tế

'Phải lòng' Mark Zuckerberg năm 19 tuổi, vài năm sau tỷ phú trẻ nhất thế giới bỏ Facebook để cùng người cũ của Google 'nuôi rùa' giữa bầy kỳ lân

Trong 10 năm qua kể từ khi rời bỏ Facebook, Moskovitz và người đồng sáng lập startup Asana, Justin Rosenstein, 37 tuổi lặng lẽ lùi vào hậu trường và cùng nhau giải quyết một vấn đề lâu đời: Chúng ta lãng phí bao nhiêu nguồn lực cho những công việc vụn vặt không cần thiết trong công việc.

Vị tỷ phú trẻ nhất thế giới bỏ Facebook để khởi nghiệp

Dustin Moskovitz năm nay 36 tuổi sở hữu khối tài sản trị giá 14,2 tỷ USD. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người đồng sáng lập Facebook với Mark Zuckerberg. Kể từ năm 2011 cho đến vài năm gần đây, Moskovitz được xem là tỷ phú trẻ nhất thế giới. Nhưng trong 10 năm qua kể từ khi ông rời bỏ Facebook, Moskovitz và người đồng sáng lập startup Asana, Justin Rosenstein, 37 tuổi lặng lẽ lùi vào hậu trường và cùng nhau giải quyết một vấn đề lâu đời: Chúng ta lãng phí bao nhiêu nguồn lực cho những công việc vụn vặt không cần thiết  trong công việc.

"Chúng tôi thực sự bị sốc và thất vọng về việc thời gian các tập thể đang cố gắng thiết lập sự rõ ràng và đồng nhất trong công việc," Moskovitz chia sẻ với tạp chí Forbes.

Năm 2004, Moskovitz mới 19 tuổi khi bắt tay vào giúp thành lập Facebook với người bạn cùng phòng, Mark Zuckerberg, trong ký túc xá Harvard của họ. Một năm rưỡi sau, anh bỏ học và chuyển đến Thung lũng Silicon cùng Zuck. Năm Moskovitz 23 tuổi, với với tư cách là người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của một trong những công ty công nghệ phát triển nhanh nhất từ ​​trước đến nay, ông gặp Rosenstein. Rosenstein hơn Moskovitz 1 tuổi và Facebook câu trộm từ Google vào đầu năm 2007.

Vốn là con trai của một bác sĩ tâm thần ở thị trấn nhỏ Florida và giáo viên, Moskovitz nổi tiếng tại Facebook với những kỳ tích về các cuộc đua mã hóa nhưng anh lại muốn lui vào hậu trường. Tốt nghiệp Stanford, Rosenstein là người bổ trợ hoàn hảo cho Moskovitz: tính cách nghệ sỹ, thích giao tiếp, và là người đã giúp xây dựng dịch vụ trò chuyện phổ biến của Gmail.

Vào thời điểm đó, Moskovitz đang dành những ngày cuối tuần của mình để xây dựng một công cụ quản lý tác vụ đơn giản cho nhóm sản phẩm của Facebook  nhằm theo dõi các dự án của họ và Rosenstein tiết lộ rằng mình cũng đã mày mò về một công cụ nội bộ tương tự tại Google. Hợp tác cùng nhau, họ đã dành vài tháng tiếp theo để làm việc toàn thời gian cho Task, công cụ được dùng nhiều Facebook để bao gồm các chương trình nghị sự, quản lý sản phẩm và thậm chí là theo dõi kiểm kê thiết bị văn phòng.

Chẳng bao lâu, họ chắc chắn rằng để xây dựng một công cụ như họ muốn, họ cần rời khỏi Facebook. Moskovitz nói: "Chúng tôi khá tin rằng sẽ có một cái gì đó giống như Asana trong tương lai, ngay cả khi chúng tôi không phải là người tạo ra nó.

Từ một văn phòng tồi tàn ở phía đông của quận Mission của San Francisco, Moskovitz và Rosenstein goi vốn vòng hạt giống từ những người thuộc giới tinh hoa công nghệ bao gồm các cựu binh Facebook như Zuckerberg, Sean Parker và Peter Thiel. Nhưng nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của ý tưởng này.

Chú rùa giữa bầy kỳ lân

Đứa con tinh thần thứ hai của Dustin Moskovitz được ví như "chú rùa" được chăm sóc cẩn thận giữa bầy kỳ lân bất chấp tất cả để lớn mạnh.

Hiện nay phần mềm của Asana được dùng tại hơn 75.000 công ty, bao gồm AT&T, Google và NASA, giúp họ cách quản lý mọi thứ từ viết bản ghi nhớ đến lập kế hoạch cho một sự kiện. Moskovitz đã lấy lại quyền kiểm soát của chính mình bằng cách kiên định từ chối phong cách làm việc cấp tốc của Thung lũng Silicon. Đã hiểu quá rõ văn hóa "di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ" của Facebook, Moskovitz đã cẩn thận tạo Asana theo cách có chủ ý hơn.

Để tránh trở thành một kỳ lân vụt sáng rồi tắt, Asana đã tập trung vào khả năng tồn tại lâu dài, với một nguyên tắc hàng thập kỷ: Không tăng gấp đôi nhân sự trong một năm.

Được định giá 1,5 tỷ USD vào tháng 11 năm 2018, Asana hoạt động mà không nhờ những đợt gây quỹ ồn ào. Điều đó hoàn toàn trái ngược với đối thủ của monday.com, một doanh nghiệp quản lý gần đây được định giá 2,7 tỷ USD và Notion, một ứng dụng ghi chú thế hệ tiếp theo trị giá 2 tỷ USD. Một phần của điều đó là do vị CEO tự mô tả mình là người hướng nội.

Asana thực sự đang tăng tốc. Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra họ có một năm kỷ lục, một phần nhờ vào Covid-19 và cách thức làm việc đang thay đổi. Lưu lượng truy cập vào trang web của công ty ước tính tăng 24% kể từ tháng Hai. Vào tháng 8, Asana tiết lộ doanh thu 142,6 triệu USD cho năm tài chính 2020, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của quý gần đây nhất kết thúc vào ngày 30/4 là 47,7 triệu USD, tăng 70%. Điều này đủ để đưa Asana ở vị trí thứ 17 trên bảng xếp hạng Cloud 100 của Forbes về các công ty điện toán đám mây tư nhân hàng đầu thế giới, từ vị trí 41 của năm ngoái.

Trong nội bộ, Moskovitz và Rosenstein đã dành thời gian xây dựng văn hóa doanh nghiệp lý tưởng của họ. Họ đã tham vấn các chuyên gia, mời các huấn luyện viên điều hành và hiệu suất nhân viên trong nhiều năm để có một con đường đúng. Asana tránh xa các chức danh điều hành truyền thống và thay vào đó, để mọi người quan tâm đến một chủ đề hoặc kết quả kinh doanh cụ thể.

Trên xây dựng Asana, Moskovitz cũng thay đổi chính mình để trở một nhà lãnh đạo. Được biết đến với tính cách nóng nảy như một người mới đôi mươi tại Facebook, ông nói rằng đã học được cách không quá tuyệt vọng trước những thất bại. Là người nghiên cứu Phật pháp, Moskovitz nhắc đến một câu nói của chuyên gia chánh niệm Jon Kabat-Zinn: "Bạn không thể ngăn những con sóng ập đến, nhưng bạn có thể học cách lướt sóng".

Năm 2019, Moskovitz vượt qua thử thách khác khi Rosenstein rời bỏ công việc quản lý hằng ngày để đảm nhận vị trí bán thời gian trong ban giám đốc. Đảm đương luôn công việc của người bạn đồng hành, Moskovitz giờ đây không chỉ là CEO mà còn là đại diện duy nhất của Asana.

Bước tiến lớn tiếp theo của Moskobitz là đưa công ty lên sàn. Kế hoạch niêm yết của anh xuất phát từ mong muốn mang lại lợi ích cho nhân viên và chứng thực mô hình xây dựng công ty của Asana chứ không phải vì cá nhân anh. Moskovitz không cần tiền.

Theo Thảo Nguyên

Nhịp Sống Kinh Tế

Trở lên trên