Phái sinh vẫn đang là cứu cánh cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở lâm nguy
Dù thị trường cơ sở đang trong giai đoạn giảm điểm mạnh khi các cổ phiếu liên tục phá đáy thì phái sinh vẫn đang có sự sôi động nhất từ trước đến nay. Một kịch bản không hề mới nhưng phái sinh vẫn đang giúp thị trường chứng khoán giữ lại tiền và sự quan tâm của nhà đầu tư.
- 16-11-2022Trái phiếu doanh nghiệp: Nhà đầu tư mắc kẹt
- 16-11-2022Những “siêu cổ phiếu” một thời vừa qua thị giá đều đã “bốc hơi” hơn 90%
- 16-11-2022Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm "đỡ giá" giữa lúc nước sôi lửa bỏng
Theo tổng kết của HNX, trên thị trường chứng khoán phái sinh, HĐTL VN30 trong tháng 10 có giao dịch tăng mạnh với khối lượng giao dịch bình quân đạt 423.041 hợp đồng/phiên, tăng 66,73% so với tháng trước, tương ứng giá trị giao dịch bình quân (theo danh nghĩa hợp đồng) đạt 43.566 tỷ đồng, tăng 39,89% so với tháng trước.
Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 25/10/2022 có khối lượng giao dịch đạt 647.457 hợp đồng, mức lớn nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh.
Phái sinh lại là nơi sôi động nhất khi thị trường liên tục rơi.
Kể từ sau phiên 25/10 cho tới nay, thanh khoản của HĐTL VN30F1M vẫn luôn ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo thống kê, khối lượng bình quân 20 của VN30F1M tới phiên 15/11 vẫn duy trì ở mức 460 nghìn đơn vị/phiên.
CTCK DNSE đánh giá biên độ dao động chỉ số phái sinh đã tăng lên rất mạnh mẽ đi kèm với mức gap rất lớn so với chỉ số cơ sở được tạo ra thể hiện tính bất định và thiếu đồng nhất cao về xu hướng thị trường cơ sở.
Diễn biến này kéo theo số hợp đồng mở liên tiếp gia tăng và dòng tiền tham phái sinh rất mạnh mẽ của nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ngắn hạn trong giai đoạn ảm đạm của thị trường cơ sở.
Bên cạnh mục tiêu chính yếu là công cụ phòng ngừa rủi ro và tạo thanh khoản cho thị trường, nhiều nhà đầu tư cá nhân tập trung sâu vào việc tìm kiếm lợi nhuận bằng việc trading chỉ số.
DNSE cho rằng nhà đầu tư nên tham gia thị trường chậm rãi hơn với một tâm lý tốt, tâm thế tốt và tính kỷ luật cao và không bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc ăn thua.
Còn theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu, trưởng phòng phân tích CTCK KIS Việt Nam, thị trường phái sinh có những đặc điểm hoàn hoàn khác với thị trường cổ phiếu khi việc giao dịch trên thị trường này chủ yếu nằm ở việc trading ngắn hạn hoặc phòng ngừa những vị thế trên thị trường cơ sở. Biến động trên thị trường này thường nhanh và mạnh hơn so với cơ sở.
Thanh khoản của thị trường trong thời gian qua có sự tăng trưởng chủ yếu đến thứ 2 lý do. Thứ nhất, thị trường cở sở đang trong xu hướng giảm và xu hướng này là khá rõ ràng. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng giao dịch trên thị trường phái sinh để tìm kiếm lợi nhuận theo chiều bán.
Thứ hai, một số nhà đầu tư cần phòng ngừa vị thế của họ trước những đợt giảm không mong muốn từ thị trường cơ sở thì thế, nhóm này mở ndhững vị thế phòng ngừa trên phái sinh.
Với quan điểm của một nhà đầu tư, ông Bùi Văn Huy, chuyên gia Chứng khoán lưu ý một cách thận trọng hơn với thị trường phái sinh. Từ sau khi sự việc Vạn Thịnh Phát ra tin, ông đã không giao dịch còn giao dịch trên thị trường phái sinh bởi lẽ thị trường hiện tại biến động cực mạnh, giao dịch sẽ rất rủi ro, thị trường hỗn loạn giữa bão tin đồn và những biến động trong sự méo mó dòng tiền. Nếu mở vị thế short thì còn ít dư địa, còn long thì lại rất khó.
Trạng thái thanh khoản tăng cao vì cá nhân giao dịch nhiều, tuy nhiên ông Huy cho rằng lượng tiền trong phái sinh không lớn. Trong vùng nhiễu loạn, giao dịch chiều nào vẫn có rủi ro rất cao và lời/lỗ giai đoạn này cũng mang yếu tố may rủi. Dù thị trường phái sinh đang sôi động nhất từ trước đến nay, ông Huy cho rằng nhà đầu tư nên tham gia tỷ trọng nhỏ và quản trị rủi ro tốt.
Nhịp sống doanh nghiệp