Phân bón Trung Quốc chiếm gần 45% thị phần nhập khẩu
Theo Bộ NNPTNT, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 6 năm 2016 đạt 328 nghìn tấn, giá trị 86 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,88 triệu tấn với giá trị đạt 531 triệu USD, giảm 9,3% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
- 15-06-2016Khiếp đảm phân giả bón cây ba tháng vẫn không tan
- 14-06-2016Khó triệt phân bón giả
- 12-06-2016Phân bón giả tràn lan trên thị trường: Trách nhiệm của ai?
Trong nửa đầu năm 2016, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 246 nghìn tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, tăng gấp hơn 2,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù phân SA (cung cấp trực tiếp cho cây trồng chất đạm và lưu huỳnh) nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2015 giảm 6,8% về khối lượng và giảm 18,3% về giá trị (486 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 60 triệu USD), so với năm 2015, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường.
Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 44,8% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này, dù 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đã giảm 6,9% về khối lượng và giảm 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Malaixia (tăng 17,32 lần về khối lượng và tăng 8,46 lần về giá trị), Indonesia (tăng 5,2 lần về khối lượng và tăng 4,45 lần về giá trị), Israen (tăng 3,2 lần về khối lượng và tăng 2,58 lần về giá trị). Ngoài 3 thị trường trên thì các thị trường còn lại đều giảm cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Nga và Belarut, cả 2 thị trường trên đều có mức giảm trên 30% về khối lượng và trên 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Lao động