Phân khúc BĐS sinh dòng tiền ổn định là ưu tiên của nhà đầu tư
Thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu chuyển động nhanh hơn, kéo theo nhiều dòng vốn lớn quay trở lại. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp nhất trong vòng 20 năm, nhà đầu tư đang tìm kiếm BĐS đã có sổ đỏ nằm tại các vị trí tốt, có tiềm năng tăng giá hoặc sinh dòng tiền ngay lập tức nhờ khai thác cho thuê, kinh doanh.
Thời cơ hiếm có để sở hữu BĐS giá tốt
Thị trường BĐS tiếp tục ghi nhận dấu hiệu phục hồi trong quý I/2024, đây được xem là kết quả của một loạt chính sách hỗ trợ thị trường từ phía Chính phủ. BĐS công nghiệp và phân khúc nhà ở đã ghi nhận đón dòng tiền trở lại mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng việc lãi suất cho vay thấp kỷ lục trong hai thập kỷ khi kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển dự án, mà còn là thời cơ thích hợp để nhà đầu tư gia tăng thêm tài sản và xây dựng dòng tiền.
Sở dĩ dòng tiền chảy vào thị trường BĐS mạnh mẽ hơn, ngoài "đòn bẩy" từ ngành ngân hàng, dòng vốn FDI và dòng kiều hối, không thể không nói tới động lực được tạo ra khi "bộ ba" luật điều chỉnh chính thị trường BĐS vừa được Quốc hội thông qua. Đây cũng là "điều kiện đủ" dẫn dắt thị trường BĐS bước vào một chu kỳ mới tăng trưởng bền vững hơn.
Nhiều chuyên gia có chung nhận định: Từ quý III/2024, thị trường sẽ bắt đầu đi lên, khi đó cơ hội mua được BĐS giá tốt ở đáy sẽ rất ít, thậm chí gần như không còn. Do đó, hai quý đầu năm 2024 là thời điểm "vàng" trong chu kỳ tăng giảm 10 năm của BĐS để nhà đầu tư nắm bắt cơ hội xuống tiền.
BĐS nào trở thành "bến đỗ" mới của nhà đầu tư?
Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), sản phẩm được người dân quan tâm nhiều nhất là căn hộ và đất nền, mức giao dịch ở khu vực đông dân cư và khu công nghiệp (KCN) cũng tăng mạnh. Thay vì "đầu cơ" đất nền phân lô không có quy hoạch, nhà đầu tư giai đoạn này tập trung vào đất nền liền kề các KCN lớn, được hưởng lợi trực tiếp từ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông theo quy hoạch của KCN. Phân khúc này còn đáp ứng được nhu cầu thực của dòng người đông đúc là chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao làm việc tại đây.
Ở khu vực phía Bắc, Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI trong 2 tháng đầu năm, luỹ kế 2 tháng, Thái Nguyên thu hút gần 462,7 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, TP Phổ Yên giữ vị trí đứng đầu tỉnh và cả khu vực phía Bắc về thu hút FDI với 6,8 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký đầu tư vào địa bàn lên 225.000 tỷ đồng giai đoạn 2018 – 2023.
Tuyến đường liên kết vùng Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc dài hơn 42 km với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2024 là động lực thúc đẩy kinh tế - công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Sở hữu hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, cách thủ đô Hà Nội 56 km, cách sân bay Nội Bài 30 km, cách cảng Hải Phòng 200 km. Phổ Yên được quy hoạch hoàn chỉnh với các tuyến đường giao thông huyết mạch, kết nối liên vùng như đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Quốc lộ 3, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên, cụm cảng Đa Phúc... Với lợi thế là "đại bản doanh" của Tập đoàn Samsung, TP Phổ Yên được hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước chọn là "điểm đến" đầu tư.
KCN Samsung – Yên Bình Thái Nguyên là cơ sở sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của Samsung
Hạ tầng giao thông phát triển cùng sức hút từ 3 KCN (KCN Yên Bình – KCN Điềm Thuỵ và KCN Nam Phổ Yên) với tổng diện tích 690ha … kéo theo lượng lớn lao động trình độ cao nhập cư tới TP Phổ Yên. Sự chuyển dịch lao động kéo tỷ lệ gia tăng dân số cơ học tăng theo và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá của thành phố, hình thành các cộng đồng cư dân ổn định, bền vững xung quanh các KCN.
Shophouse liền kề KCN Samsung nằm trên quỹ đất "hiếm" là BĐS 3 cộng duy nhất thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tư
Sau thời gian dài "án binh bất động" nhiều nhà đầu tư đã nhập cuộc tìm kiếm BĐS tích sản dài hạn. Nhờ vị trí "vàng mười" và sổ đỏ 100%, đất nền shophouse liền kề KCN Samsung Thái Nguyên đang được thị trường đón nhận tích cực. Các nhà đầu tư giai đoạn đầu đã chuẩn bị xây dựng shophouse kinh doanh, cho thuê nhằm "đón đầu" nhu cầu từ hơn 60.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân đang làm việc tại KCN Yên Bình. Trước thông tin tập đoàn Samsung sẽ rót vốn 1 tỷ USD vào Việt Nam mỗi năm và kế hoạch mở rộng KCN Yên Bình, những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nương theo hướng dòng tiền của các tập đoàn lớn để "đón sóng" BĐS, đặc biệt là thời điểm "trước thềm" khi TP Phổ Yên chính thức trở thành đô thị loại II vào năm 2025.
Tổ Quốc