Phân tích từ Mỹ: Việt Nam "thẳng tiến tới thành công" với nước Mỹ dưới thời ông Biden
Ảnh: REUTERS/Kham
Việt Nam sẽ gặt hái nhiều lợi ích kinh tế, chính trị khi Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong những năm tới - các chuyên gia Mỹ phân tích.
- 30-01-2021Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung ra sao dưới thời ông Joe Biden?
- 28-01-2021Lật ngược di sản thời ông Trump, ông Biden cấm dùng từ "virus Trung Quốc" vì một lí do quan trọng
- 27-01-2021Tương lai bấp bênh của Facebook dưới thời Tổng thống Biden
- 26-01-2021Chính quyền Biden tuyên bố tiếp cận với Trung Quốc một cách "kiên nhẫn chiến lược"
- 25-01-2021"Chúng ta không thể chờ đợi": Chính quyền Biden thúc đẩy kế hoạch cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD
Mới đây, trang Stratfor (Mỹ) - chuyên trang chuyên phân tích về các vấn đề an ninh và phân tích rủi ro địa chính trị - đã có bài viết đánh giá một số điểm sáng của Việt Nam trong giai đoạn 4 năm ông Biden cầm quyền tại Mỹ. Dưới đây là nội dung bài viết:
Chính quyền mới của tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc và việc này sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. Đáng chú ý, ông Biden có thể sẽ giảm những áp lực thương mại mà chính quyền tiền nhiệm đã để lại cho Việt Nam.
Nhờ mối quan hệ hữu nghị ngày càng vững chắc với Mỹ và tình hình chính trị nội địa ổn định, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn mới cho các chuỗi cung ứng sản xuất. Bên cạnh đó, chiến lược giảm bớt đối đầu với Trung Quốc của chính quyền ông Biden cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường kết nối với Mỹ.
Trong 15 năm qua, mối quan hệ Mỹ - Việt Nam đã ngày càng được thắt chặt dưới chính quyền của ông Barack Obama và ông Donald Trump. Dưới chính quyền ông Biden, tình hữu nghị này sẽ được duy trì.
Ông Obama đến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016. Trong chuyến thăm này, ông đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận hồi năm 1984 về việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Chính quyền ông Trump cũng thường xuyên tiếp cận Việt Nam như một phần trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông Trump đã thăm Việt Nam hai lần - một lần tại hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 2017 (APEC) và một lần nữa trong hội nghị thượng đỉnh Hà Nội năm 2019 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Trump đã gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam trong cả hai lần.
Ảnh: Reuters
Vào tháng 3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tiếp theo là tàu USS Theodore Roosevelt vào tháng 3/2020. Năm 2018 cũng chứng kiến lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ và vấn đề trung chuyển hàng hóa Trung Quốc sẽ vẫn bị giám sát chặt chẽ, tuy nhiên ông Biden sẽ ít có khả năng sử dụng thuế quan hoặc các biện pháp trả đũa tương tự để giải quyết vấn đề này. Chính quyền ông Biden sẽ chuyển từ cách tiếp cận đơn phương và mang tính "có qua có lại" từ thời người tiền nhiệm sang việc tái tập trung vào các đồng minh của Mỹ và các tổ chức quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ ngừng phát động các cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu.
Năm 2019, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 58 tỷ USD, lớn thứ năm trên toàn cầu. Trong 11 tháng đầu năm 2020, chính phủ Mỹ ước tính rằng thặng dư này đã tăng lên 63,7 tỷ USD. Để bù đắp thâm hụt thương mại trong thời gian này, ông Biden có thể sẽ khuyến khích Việt Nam tăng cường mua máy bay, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Trong quá trình tranh cử, ông Biden đã ủng hộ nỗ lực đa phương nhằm đàm phán các quy tắc thương mại nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, một trong số đó có việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việc ông Biden duy trì các mức thuế quan từ thời Trump đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất muốn tránh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Dù muốn tìm cách giảm thiểu các tranh chấp thương mại ở những nơi khác, chính quyền ông Biden vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc nới lỏng các mức thuế cao từ thời chính quyền Trump đối với Trung Quốc.
Ảnh: AP Photo/Evan Vucci
Ngoài sự ổn định chính trị và khoảng cách gần với Trung Quốc, Việt Nam cũng đã xử lý khéo léo các đợt bùng phát COVID-19 trong nước thông qua phong tỏa chọn lọc, truy vết tiếp xúc gần và xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng, liên tục chặn đứng các đợt COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, Việt Nam đã chỉ có tổng số dưới 1.600 trường hợp mắc COVID-19, với chỉ 35 trường hợp tử vong tính đến ngày 28/1.
Quan trọng hơn cả, Việt Nam đã cố gắng duy trì phần lớn sản lượng sản xuất trong suốt thời kỳ đại dịch, với mức tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt 2,91%, nhờ tăng trưởng 3,98% trong lĩnh vực sản xuất. Ngân hàng Thế giới (WB) kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% vào năm 2021, đạt gần mức trước đại dịch là hơn 7%.
Cùng với Philippines, Việt Nam sẽ là một trong những trọng tâm đối ngoại của Mỹ với vai trò nổi bật của nước này trong ASEAN. Trên khía cạnh này, Biển Đông sẽ là khu vực trọng tâm chính.
Chính quyền ông Trump đã gia tăng số lượng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, chính thức hóa hoạt động được đề xuất dưới thời chính quyền Obama.
Vào tháng 7/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một tuyên bố công khai bác bỏ một phần tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, bác bỏ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) và đặc biệt bác bỏ các tuyên bố tranh chấp của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Vào tháng 8/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa một số công ty con của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) vào danh sách đen vì vai trò của nhóm công ty này trong việc giúp Bắc Kinh bồi đắp các đảo ở Biển Đông.
Sau đó, vào tháng 1/2021, Washington đưa Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen vì công ty này đã ngăn chặn hoạt động thăm dò năng lượng của các bên tranh chấp ở Biển Đông.
Cũng trong tháng 7/2020, Mỹ đã ký một biên bản ghi nhớ với Việt Nam, cam kết hỗ trợ các tàu cá Việt Nam trước nguy cơ đối mặt với động thái hung hăng từ các tàu Trung Quốc.
Nền tảng chính trị ổn định tại Việt Nam cũng giúp nước này có lợi thế hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.
Doanh nghiệp và Tiếp thị