Phano Pharmacy - chuỗi nhà thuốc mới được tích hợp vào hệ sinh thái của Winmart: Số cửa hàng chưa bằng 1/10 Pharmacity nhưng tuyên bố doanh thu số 1 thị trường
Hiện chưa rõ chi tiết về màn hợp tác giữa Masan với Phano Pharmacy chỉ là hợp tác chiến lược hay Masan đã mua cổ phần (thậm chí có thể nắm quyền chi phối như với Mobicast) nhưng việc trở thành một thành viên trong hệ sinh thái mới, chiến lược mới của Masan được dự đoán sẽ đem lại bước phát triển mới cho chuỗi nhà thuốc này.
- 18-10-2021WinMart+ bắt đầu xuất hiện thay thế VinMart+: tích hợp thêm nhà thuốc Phano, có cả dịch vụ Techcombank lẫn trà sữa Phúc Long
- 15-09-2021Masan mua chuỗi Vinmart, Thaco "cầm lái" HAGL Agrico...: Doanh nghiệp trong nước ngày càng chủ động trên thị trường M&A trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam
- 07-09-2021Chiến lược kiềng ba chân: Giải mã việc Masan nhận lại chuỗi VinMart từ Vingroup và bắt tay cùng Alibaba
- 04-09-2021VinMart/VinMart+ có EBITDA dương 3 quý liên tiếp khi Masan tiếp quản: "Bí quyết" ở việc mạnh tay đóng 700 cửa hàng năm 2020?
Giữa tháng 10/2021, ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, một số cửa hàng mới theo mô hình CVLife đa trải nghiệm của Masan đã được ra mắt tại TP.HCM. Các cửa hàng này đều khai trương dưới tên WinMart , tên gọi sẽ được thay đổi trên toàn chuỗi VinMart/VinMart trong thời gian tới.
Hồi tháng 6, cửa hàng CVLife đầu tiên đã được khai trương tại Hà Nội, tích hợp WinMart, Techcombank và Phúc Long. Tuy nhiên trong cửa hàng CVLife mới được khai trương còn có thêm nhà thuốc Phano Pharmacy. Thời gian tới, dịch vụ từ Mobicast cũng sẽ được tích hợp vào cửa hàng. Tất cả đều nhằm mục đích tạo nên một nền tảng "Point of Life", "tất cả trong một" (one-stop shop), đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng.
Trong số các thương hiệu được tích hợp với Winmart thì Techcombank, Phúc Long là hai cái tên đã quá quen thuộc với mọi người. Bản thân Chủ tịch HĐQT Masan Nguyễn Đăng Quang cũng đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Techcombank. Còn Phúc Long đã công bố hợp tác chiến lược, bán 20% cổ phần cho Masan. Mobicast (hay Redii) cũng trở thành một thành viên trong hệ sinh thái Masan sau khi thương vụ mua lại đình đám 70% cổ phần hồi tháng 9/2021.
Cửa hàng CVLife mới khai trương, tích hợp Winmart , Phúc Long, Techcombank và Phano Pharmacy.
Trong 4 thương hiệu, chỉ có nhà thuốc Phano Pharmacy còn khá mới mẻ với khách hàng mà Masan đang phục vụ. Nhà thuốc này thực tế đã có tuổi đời 14 năm, có mặt từ năm 2007 tức là cùng thời điểm với Nhà thuốc Long Châu và sớm hơn Pharmacity.
Theo Nhịp cầu đầu tư, năm 2017, Phano là hệ thống dẫn đầu thị trường bán lẻ dược phẩm với chuỗi 60 nhà thuốc. Theo ngay sát là Pharmacity (39 nhà thuốc), Sapharo (18 nhà thuốc), Phúc An Khang (18 nhà thuốc). Tuy nhiên, vài năm gần đây, thị trường bán lẻ dược phẩm cạnh tranh rất khốc liệt, Pharmacity với nguồn vốn đầu tư lớn đã liên tục bành trướng, chưa kể sự tham gia của những tân binh.
Trước đó, năm 2016, Phano Pharmacy bắt đầu triển khai hình thức nhượng quyền và là chuỗi nhà thuốc đầu tiên triển khai mô hình việc này. Nhưng sau 1 năm, Phano Pharmacy cũng chỉ nhượng quyền được 3 nhà thuốc.
Đến 2020, Phano Pharmacy sở hữu 70 cửa hàng, tuy nhiên đã bị Pharmacity và Long Châu bỏ xa khi hai chuỗi này lần lượt có 500 và 120 cửa hàng trên toàn quốc. Cập nhật đến tháng 1/2021, Phano chỉ còn hơn 40 nhà thuốc.
Một cửa hàng của Phano Pharmacy.
Tuy số điểm bán khiêm tốn hơn 2 chuỗi đối thủ, nhưng vào năm 2020, lãnh đạo Phano Pharmacy từng tiết lộ họ mới là chuỗi nhà thuốc có doanh thu lớn nhất thị trường, dù không chia sẻ con số cụ thể. Lý đo được đưa ra bởi đơn thuốc của họ luôn có giá trị lớn do tập trung bán thuốc theo toa bác sĩ. Bên cạnh đó, Phano tập trung vào kênh B2B, phân phối dược phẩm cho các bệnh viện.
Lãnh đạo Phano Pharamcy cũng tuyên bố không đua mở rộng chuỗi mà luôn theo phong cách từ tốn, chắc chắn, không muốn tranh đua cùng ai.
"Sở dĩ chúng tôi không đua mở rộng chuỗi như các doanh nghiệp khác cùng ngành, là bởi chiến lược của Phano sẽ là đi chậm và chắc chắn. Do những founder thành lập Phano đều là dược sỹ, nên tại Phano, chúng tôi rất chú trọng đào tạo chuyên môn cho dược sỹ hoặc trình dược viên – những người trực tiếp bán hàng, nên cũng chẳng thể mở ồ ạt được. Mỗi một chuỗi đều có chiến lược riêng, nên chúng tôi không sốt ruột.
Ít người biết, Phano là một trong những chuỗi dược phẩm ít ỏi trên thị trường có đủ 3 chuẩn GPP, GSP và GDP; tức chúng tôi phải cam kết bán thuốc đúng chất lượng, đúng giá từ các hãng sản xuất uy tín trong lẫn ngoài nước. Imexpharm. Dược sỹ của Phano luôn chú trọng tư vấn sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng cách cho người dùng dựa trên nền tảng chuyên môn được đào tạo bài bản", TS. Lê Việt Hưng – Giám đốc phát triển kinh doanh của Phano chia sẻ trong một sự kiện.
Trước khi có được vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Tập đoàn lớn như Masan, Phano cũng đã có những hợp tác chiến lược với eDoctor, Imexpharm. Trong đó, Imexpharm là đơn vị từng có kinh nghiệm gia công thuốc cho Novartis, Sandoz, CFR…; cả hai có thể tạo ra được một quy trình khép kín về sản xuất – phân phối – bán lẻ. Còn eDoctor là startup cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động. Web bán hàng của Phano được tích hợp trên app eDoctor.
Không đổ bộ mở điểm bán ở thị trường bán lẻ, Phano tập trung phát triển nền tảng công nghệ. Trừ Pharmacity, trong khi các chuỗi khác vẫn còn dè dặt với việc bán hàng qua mạng, thì Phano đã xây dựng website bán hàng riêng của mình, đặt tên là Phanolink.
Với việc hợp tác cùng eDoctor, Phano cho biết các nhà thuốc của họ tại Tp.HCM cam kết giao hàng đến tay người mua trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Hiện chưa rõ vai trò của Masan trong mối quan hệ với Phano Pharmacy, chỉ là hợp tác chiến lược hay đã có quan hệ sâu sắc hơn (chẳng hạn như nhà đầu tư - cách Masan thường xuất hiện cùng các đối tác), nhưng việc trở thành một thành viên trong hệ sinh thái mới, chiến lược mới của Masan được dự đoán sẽ đem lại bước phát triển mới cho chuỗi nhà thuốc Phano.
Doanh nghiệp và tiếp thị