Pháp bơm 7 tỷ euro giải cứu Air France
"Chúng ta cần phải cứu lấy tập đoàn nhà nước này và 350.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp", Bộ trưởng Tài chính Pháp phát biểu trên kênh TF1.
- 24-04-2020Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát
- 24-04-2020Tài khoản ngân hàng gần cạn kiệt sau 2 tháng, thời trang Gap phải cho 80.000 nhân viên nghỉ việc, không thể trả tiền thuê mặt bằng tháng 4 vì Covid-19
- 24-04-2020TQ: Thành phố 10 triệu dân gần biên giới với Nga bị phong tỏa sau khi phát hiện hàng chục ca nhiễm COVID-19
Hôm qua, chính phủ Pháp cho biết sẵn sàng tung ra gói cứu trợ "lịch sử" mà theo đó sẽ cung cấp những khoản vay hàng tỷ euro để giúp nhà sản xuất ô tô Renault và hãng hàng không Air France vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.
Theo Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire, Air France sẽ được bơm 7 tỷ euro (tương đương 7,5 tỷ USD), trong khi Renault nhận được gói cứu trợ trị giá 5 tỷ euro (tương đương 5,4 tỷ USD).
Trong khoản vay 7 tỷ euro, 4 tỷ euro vay từ 6 ngân hàng, được chính phủ Pháp bảo lãnh vay và 3 tỷ euro vay trực tiếp từ Nhà nước. "Chúng ta cần phải cứu lấy tập đoàn nhà nước này và 350.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp", ông Le Maire phát biểu trên kênh TF1. Ông miêu tả đây là "gói cứu trợ lịch sử". "Chúng ta cần đứng sau Air France, đứng sau hỗ trợ những nhân viên của Air France để đảm bảo nền độc lập và cứu lấy việc làm".
Tuy nhiên ông bác bỏ việc xem xét quốc hữu hóa hãng hàng không này.
Ông cho biết điều này là cần thiết để cứu Air France trong bối cảnh ngành hàng không rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo số tiền đi kèm theo những điều kiện nghiêm ngặt, trong đó đáng chú ý là Air France phải cải thiện các vấn đề về môi trường và đảm bảo về lợi nhuận. "Air France nên trở thành hãng hàng không thân thiện với môi trường nhất trên hành tinh này. Đối với tôi đó là điều kiện quan trọng nhất".
Theo đó Air France sẽ phải trình lên kế hoạch giảm thiểu khí thải CO2 và chuyển đổi đội tàu bay sao cho ít gây ô nhiễm hơn.
Ở Hà Lan, Bộ trưởng Tài chính Wopke Hoekstra cũng mới thông báo kế hoạch hỗ trợ KLM với gói cứu trợ giá trị khoảng 2 đến 4 tỷ euro. Chính phủ Pháp và Hà Lan mỗi bên sở hữu 16% cổ phần tại liên minh Air France-KLM.
Còn đối với Renault, khoản vay 5 tỷ euro được bảo lãnh bởi chính phủ đang được xúc tiến, theo ông Le Maire. "Điều quan trọng là ngành ô tô của chúng ta. Renault là lá cờ đầu của nền công nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử và văn hóa nước Pháp".
Tham khảo AFP