Ngân hàng sập bẫy đại gia
Không chỉ lập hợp đồng mua bán sắt thép khống để được coi là tài sản hình thành trong hợp đồng để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, đối tượng còn dùng một tài sản đem đi thế chấp cho nhiều ngân hàng.
- 20-07-2014Từ 2015, trốn bảo hiểm y tế sẽ phải nộp phạt tiền lãi gấp đôi lãi suất liên ngân hàng
- 19-07-2014Đồng Tháp: Bắt giám đốc lừa ngân hàng trên 30 tỷ đồng
- 17-07-2014Chủ tịch Ngân hàng Thế giới thăm chính thức Việt Nam
Kinh doanh thua lỗ, để có tiền trả nợ, Phạm Văn Thụ đã nhắm tới việc lừa đảo các ngân hàng. Nạn nhân đầu tiên của vị “đại gia” này là OCB chi nhánh Hà Nội (OCB Hà Nội).
Vào cuối năm 2010, với tư cách là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng GĐ Cty Thái Sơn, Phạm Văn Thụ đã làm văn bản gửi tới OCB Hà Nội đề nghị vay 100 tỉ đồng, thời hạn 12 tháng. Với tên tuổi đang nổi như cồn lúc bấy giờ (vừa được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu, doanh nhân tiêu biểu của cả nước - PV) nên đề nghị vay tiền của Cty Thái Sơn đã được OCB Hà Nội chấp thuận.
Ngày 8.2.2011, ông Vũ Đức Thực - Phó GĐ OCB Hà Nội - cùng ông Thụ ký hợp đồng tín dụng cho Cty Thái Sơn vay 100 tỉ đồng với tài sản đảm bảo là hàng hóa tồn kho và hàng hóa hình thành từ vốn vay (thép công nghiệp, thép cuộn, thép hình, thép ống).
Để thực hiện được ý đồ, Phạm Văn Thụ đã điều con trai là Phạm Hải Thanh đang làm GĐ Cty thép Minh Thành Sài Gòn (một Cty con của Cty Thái Sơn) làm Tổng GĐ Cty Thái Sơn để làm tiếp việc vay tiền của OCB Hà Nội. Theo chỉ đạo của Thụ, Phạm Hải Thanh chỉ đạo Cty Thái Sơn lập 7 bộ hồ sơ mua bán sắt thép khống giữa Cty Thái Sơn với Cty thép Thanh Sơn, Cty Đức Hiếu và Cty Hải Nam (đều là những Cty do Phạm Văn Thụ lập ra – PV).
Không chỉ dừng ở đó, Phạm Văn Thụ cũng đã chỉ đạo Phạm Hải Thanh lập các hồ sơ khống để lừa đảo SEA Bank chi nhánh Hải Phòng 27 tỉ đồng; chiếm đoạt của Eximbank chi nhánh Hải Phòng gần 4 tỉ đồng; chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng trên 75 tỉ đồng...
Một lô hàng, thế chấp 9 ngân hàng
Không chỉ lập hợp đồng mua bán sắt thép khống để được coi là tài sản hình thành trong hợp đồng, hợp thức hồ sơ vay tiền để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, Phạm Văn Thụ còn dùng một tài sản đem đi thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau để lừa đảo. Đơn cử lô hàng 9.339,92 tấn sắt thép, Phạm Văn Thụ đã chỉ đạo các nhân viên làm phiếu nhập kho, ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ, mua bảo hiểm hỏa hoạn để làm tài sản thế chấp vay tiền OCB Hà Nội.
Thế nhưng khi quá hạn trả nợ, Cty Thái Sơn không trả được, ngân hàng định phát mại số tài sản trên để thu hồi nợ mới tá hỏa ra số tài sản này được cầm cố cho nhiều tổ chức tín dụng khác. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã xác định riêng với lô hàng này Cty Thái Sơn ngoài cầm cố cho OCB Hà Nội còn cầm cố, thế chấp cho PVFC, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng, GPBank, Vietcombank Hải Phòng, HDbank Thăng Long, BIDV Thành Đô; Ngân hàng Đông Á chi nhánh quận 5; SEA Bank Hải Phòng, Eximbank Hải Phòng…
Theo lời khai của Phạm Văn Thụ thì để thế chấp được một lô hàng cho nhiều tổ chức tín dụng, trước khi cán bộ ngân hàng đến kiểm tra, Phạm Văn Thụ đã chỉ đạo các nhân viên thủ kho, bảo vệ thực hiện xóa ký hiệu trên sắt thép, xóa niêm phong kho của ngân hàng đã nhận thế chấp trước đó để gian dối, đánh lừa ngân hàng mới nhận thế chấp.