Phát triển đô thị vệ tinh: Vẽ ra từ lâu mà chưa thấy hình hài
Đây là nhận định của nhiều chuyên gia khi bàn về vấn đề phát triển đô thị vệ tinh tại Hà Nội.
- 24-12-20165 đô thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm trên giấy
- 01-12-2016TP. HCM làm rõ vụ "đô thị vệ tinh thành ốc đảo”
- 22-11-2016Hà Nội duyệt quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn hơn 1.300 ha
- 26-08-2016TPHCM yêu cầu làm rõ 'đô thị vệ tinh thành ốc đảo'
- 06-06-2016Với cơ chế đặc thù, Hà Nội có thể là siêu thành phố với 5 đô thị vệ tinh năm 2030?
Một câu chuyện nóng của Hà Nội được nói tới nhiều hiện nay là sự chen chúc quá tải về hạ tầng. Nhiều người chỉ ra rằng việc để quá nhiều nhà cao tầng mọc lên trong nội đô là nguyên nhân cho hiện tượng này. Song đó chỉ là một mặt của vấn đề, còn một khía cạnh khác là việc Hà Nội đã không thể giảm tải sức ép cho vùng lõi bằng việc phát triển các đô thị vệ tinh . Trên thế giới, với những đô thị trên 5 triệu dân như Hà Nội, mạng lưới đô thị vệ tinh được quy hoạch rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội cũng đã được vẽ lên từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy hình hài.
Lý giải nguyên nhân việc Hà Nội khó phát triển các đô thị vệ tinh, TS.Nguyễn Quang – một chuyên gia đô thị cho biết: "Thiếu vốn là vấn đề quan trọng nhưng có vấn đề còn quan trọng hơn, đó là chính sách phát triển đô thị. Chúng ta có chính sách phát triển đô thị sau thời kỳ đổi mới nhưng nhiều yếu tố còn nặng về xin – cho, thiếu cơ chế phát triển thị trường theo hướng bền vững, cụ thể là thiếu công cụ kiểm soát phát triển".
"Trong cơ chế thị trường, mọi người được tự do chọn nơi ở của mình. Mọi người chọn vào khu trung tâm, các thành phố lớn vì lý do thu hút, nghĩa là các thành phố có hạ tầng tốt, hệ thống dịch vụ, y tế, giáo dục, nhà ở có chất lượng. Chính vì vậy, người ta dồn vào những thành phố lớn. Song song với đó, các nhà đầu tư lại muốn tận dụng các cơ sở hạ tầng vốn có để gia tăng lợi ích của mình nên cũng đầu tư vào khu trung tâm. Theo các nhà kinh tế, điều đó gọi là quy mô kinh tế và lợi ích của quy mô kinh tế".
"Nhưng song hành với điều đó cũng có hệ lụy tiêu cực về sức ép hạ tầng, nhà ở cũng như tình trạng tắc nghẽn giao thông, thoái hóa môi trường... Chính vì thế, Nhà nước cần có công cụ để giảm thiểu những hệ lụy đó", TS. Nguyễn Quang phân tích.
Hiện nay, một hội nghị bàn về giảm ách tắc cho thủ đô đã được tổ chức. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã giao cho Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì tổ chức lại và thẩm định chương trình phát triển đô thị Hà Nội, để những định hướng chiến lược được triển khai thành kế hoạch cụ thể.
Theo VTV