Phía sau việc Chính phủ Singapore chia tiền cho người dân
Singapore dự tính sẽ thưởng “hồng bao” cho người dân, trích từ thặng dư ngân sách trị giá 9,61 tỷ đô la Singapore (SGD) cho năm tài chính 2017. Đây được coi như một phần thưởng cho những cống hiến của họ với đất nước.
- 30-09-2018Temasek Holdings và "Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước của Việt Nam
- 21-09-2018Thái độ với Grab và Uber: Singapore ủng hộ ngầm, Thái Lan lo ngại, Indonesia áp giá sàn
- 18-05-2018Tập đoàn Singapore "mách nước" Việt Nam 5 bước thành công để đầu tư đặc khu kinh tế
- 13-05-2018Singapore trả lương, đãi ngộ công chức như thế nào để cạnh tranh với các tập đoàn lớn?
Kết thúc năm tài chính vào ngày 31/3, ngân sách của chính phủ Singapore thặng dư 9,61 tỷ SGD tương đương với 2,1% GDP. Đây là con số thặng dư lớn nhất trong ba thập kỷ qua, mặc dù không phải là lớn nhất về tỷ trọng so với GDP. Trong khi thặng dư ngân sách của năm tài chính 2016 là 6,12 tỷ SGD.
Khoản thặng dư này là thành quả của khoản đóng góp đặc biệt lên tới 4,9 tỷ SGD từ các cơ quan điều hành – với 4,5 tỷ SGD đến từ Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) – tăng hơn dự kiến 0,4 tỷ SGD. Khoản đóng góp tăng lên của MAS đến từ lợi nhuận ròng 28,7 tỷ SGD trong năm tài chính 2016/2017, nhờ có sự mất giá của đồng đô la Sing so với đô la Mỹ và yên Nhật, đem lại nguồn vốn đầu tư lớn hơn cho quốc gia này. Khoản đóng góp của MAS dựa trên 17% lợi nhuận ròng trong năm tài chính, sau khi đã trừ đi các khoản để bù đắp thâm hụt trong quá khứ.
Phát ngôn viên của MAS nói thêm: "Lợi nhuận đầu tư lớn hơn nhiều so với các năm trước do lãi, cổ tức, và vốn thực hiện đều tăng lên, trong khi điều khoản định giá lại giảm. Tất cả phản ánh hiệu suất mạnh mẽ của các thị trường toàn cầu trong giai đoạn này".
Cùng lúc, thị trường bất động sản được lợi từ việc tăng khoản thu thuế trước bạ lên đến 4,7 tỷ SGD, cao hơn 2,7 tỷ SGD so với dự báo.
Tổng doanh thu hoạt động của năm tài chính 2017 đạt mức 75,15 tỷ SGD, tăng 8,2% so với giá trị dự báo 69,45 tỷ SGD. Chi tiêu chính phủ tổng cộng là 73,92 tỷ SGD, thấp hơn giá trị dự báo là 75,07 tỷ SGD. Vì các khoản chi cho các lĩnh vực như nhà ở, giao thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đều có chi phí thực tế thấp hơn dự báo. Đó là nhờ có sự cải thiện tiến độ của các dự án trong các lĩnh vực nói trên.
Ví dụ, chi tiêu của Bộ Phát triển quốc gia chỉ ở mức 4,4 tỷ đô, thấp hơn so với mức 4,8 tỷ đô được dự báo. Chi cho y tế được dự báo là sẽ tiêu tốn 10,7 tỷ đô nhưng trên thực tế sẽ chỉ mất 10,5 tỷ đô la Singapore.
Các khoản chuyển nhượng đặc biệt (không bao gồm khoản mua lại các loại tài sản tài chính hoặc tín thác) sẽ lên tới 2,22 tỷ đô, thấp hơn một chút so với giá trị ước tính là 2,57 tỷ đô. Còn các khoản thu hồi tín phiếu và tài sản dự kiến là 4,01 tỷ đô.
Các khoản đóng góp đến từ lợi nhuận ròng do đầu tư (NIRC) được kỳ vọng sẽ chạm mốc 14,61 tỷ đô, cao hơn ước tính trước đó là 14,11 tỷ đô la Singapore. Sẽ bù đắp được 1 tỷ đô cho ngân sách, chiếm 0,2% GDP.
Có thực sự đáng mừng?
Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các khoản dự trữ để tài trợ ngân sách đã trở thành một vấn đề đau đầu cho Bộ trưởng bộ Tài chính Heng Swee Keat và các quan chức chính phủ khác, những người muốn các khoản này được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp thay vì chi tiêu thông thường.
Trong bài báo cáo ngân sách của mình, Bộ trưởng bộ Tài chính Heng Swee Keat cho biết, ông không kỳ vọng vào việc các khoản đóng góp đến từ các cơ quan điều hành cũng như gia tăng thuế trước bạ như vậy: "Chúng ta không thể năm nào cũng để các kế hoạch tài chính dài hạn của mình trông chờ vào những khoản thu nhập bất thường tăng lên như vậy".
Do đó, một phần đáng kể của thặng dư ngân sách sẽ được để dành cho các khoản chi trong tương lai. Chính phủ sẽ tài trợ 5 tỷ đô la Singapore cho Quỹ cơ sở hạ tầng Đường sắt để hỗ trợ phát triển các dự án cơ sở hạ tầng tàu điện ngầm trong thương lai, 2 tỷ đô la Singapore để trợ cấp chi phí bảo hiểm cũng như hình thức hỗ trợ y tế khác cho người Singapore.
Trong bài phát biểu của mình, ông Heng nói rằng cho dù Singapore có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ cho đến năm 2020, đất nước vẫn cần tiếp tục chuẩn bị cho chi tiêu trong tương lai: "Trong thập kỷ tới, từ 2021 đến 2030, nếu chúng ta không có các biện pháp sớm, sẽ không có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đất nước", ông nói.
Ngoài ra, vì sẽ chi nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và an ninh, "cần phải tăng cường nền tảng tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng và chuẩn bị cho những tình huống bất thường xảy ra". "Bây giờ nền kinh tế của chúng ta đang trưởng thành, và dân số của chúng ta đang già đi, chúng ta phải sử dụng những nguồn lực này một cách thận trọng và có trách nhiệm".
Phía sau chính sách Hồng Bao
Các công dân Singapore trưởng thành (từ 21 tuổi trở lên) sẽ nhận được một khoản tiền thưởng từ 100 đến 300 đô la Singapore tùy thuộc vào thu nhập của họ. Tổng giá trị của khoản tiền thưởng này lên tới 700 triệu đô la Singapore. Công dân có thu nhập hàng năm dưới 28.000 đô la Singapore sẽ nhận được 300 đô la Singapore, những người có thu nhập hàng năm từ 28.001 đến 100.000 đô la Singapore sẽ nhận 200 đô, trong khi những người có thu nhập trên 100.000 đô la Singapore mỗi năm sẽ nhận được 100 đô
Sự thật là, khoản tiền này có mục đích kích cầu tiêu dùng trước khi chính phủ tăng thuế hàng hóa dịch vụ (GST). Hầu hết các nhà kinh tế học dự báo rằng chính phủ Singapore đang có ý định tăng thuế GST trong năm nay. "GST của Singapore sẽ tăng từ 7% lên 9% vào khoảng giữa năm 2021 và 2025", Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat nói trong bài phát biểu ngân sách của mình.
Bình luận về báo cáo của Credit Suisse, ông Bernard Aw, nhà kinh tế học tại IHS Markit, cho biết khoản "hồng bao" này được kỳ vọng sẽ khiến người tiêu dùng tích cực tiêu dùng hơn khi chính phủ tăng thuế GST.
Thu nhập bất thường này có thể có tác dụng kích cầu nhẹ trong tương lai gần, vì "hầu hết mọi người có thể sẽ chi thêm tiền mặt mà họ sẽ nhận được trong năm nay", Michael Wan, một nhà kinh tế tại Credit Suisse Group AG tại Singapore cho biết.
Các nhà kinh tế học khác, những người đã dự kiến việc tăng thuế GST sẽ được thực hiện hoặc trong năm nay hoặc năm sau đồng ý rằng việc trì hoãn tăng thuế sẽ làm "tăng nhẹ" chi tiêu tiêu dùng, nghiên cứu dự báo tăng trưởng chi tiêu của khi vực tư nhân tăng từ 2,9% lên 3,6%. Tuy nhiên, họ cho rằng điều đó không dẫn đến tăng trưởng GDP.
Thời điểm chính xác của việc tăng thuế - đã được dự đoán trong báo cáo ngân sách - phụ thuộc vào "trạng thái của nền kinh tế, mức tăng chi tiêu và mức thuế hiện tại của chúng ta", ông Heng đã nói. "Nhưng tôi cho rằng ta sẽ cần phải tăng thuế lên càng sớm càng tốt ", ông nói thêm.
Nhận định về chính sách này, nhà kinh tế học của UOB - Francis Tan cho biết ông vẫn giữ nguyên dự báo trước đó của ông về mức tăng trưởng GDP 2,8% trong năm nay, cho dù GST có tăng lên 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng việc trì hoãn tăng thuế GST sẽ có tác động kích cầu nhẹ. Tuy nhiên ông nói thêm: "Bất cứ khi nào thuế tăng, mọi người sẽ giảm chi tiêu của họ".
Nhà kinh tế Maybank Kim Eng, Chua Hak Bin cũng đang duy trì dự báo GDP 2018 của mình ở mức 2,8%, vì ông dự kiến GST sẽ tăng vào năm sau thay vì năm nay. Tiêu dùng cá nhân dự kiến sẽ cải thiện so với năm ngoái nhưng nó không thể vượt quá 3% trong năm nay, ông nói.
Cả ông Tan và ông Chua đều không nghĩ rằng tác động của chính sách Hồng bao sẽ đủ sức để cải thiện tăng trưởng GDP. "Một số người Singapore có thể chọn để tiết kiệm tiền thay vì chi tiêu nó", ông Tan lưu ý.