MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phiên tòa sáng 26/7: Tiếp tục tranh luận gay gắt xoay quanh khoản 4.500 tỷ đồng

26-07-2018 - 14:05 PM | Tài chính - ngân hàng

Về việc ghi nhận 4.500 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả mà luật sư nêu ra, đại diện CBBank cho rằng phụ thuộc vào chứng từ pháp lý. Trong khi đó, chứng từ hợp pháp duy nhất mà CBBank có là chứng từ góp vốn nên không đủ cơ sở để có thể hạch toán lại, điều này đại diện CBBank khẳng định đã nêu rõ trước tòa.

Sáng ngày 26/7, TAND Tp.HCM tiếp tục đưa vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm (giai đoạn 2) ra xét xử. Các bị cáo bị cáo buộc cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) - nay là CBBank.

Nhắc lại trong phần xét hỏi phiên chiều 25/7, bị cáo Phan Thành Mai đã có ý kiến bổ sung về khoản tiền 4.500 tỷ đồng dùng để tăng vốn CBBank, đây cũng là một trong số các tình tiết được tranh luận gay gắt từ phiên xét xử trước đó. Theo kết luận lúc bấy giờ, đại diện Ngân hàng CB khai số tiền này còn treo tại ngân hàng, nhưng trong kết luận điều tra bổ sung nêu 4.500 tỷ đồng không thể phân tách được.

Đến hôm qua, bị cáo Phan Thành Mai cũng cho rằng, khoản tiền 4.500 tỷ đồng là vật chứng và tồn đọng tại ngân hàng. Trong văn bản số 15 của VKS công bố không thể phân tách 4.500 tỷ đồng nhưng sau đó lại nói không còn khoản tiền này trong ngân hàng nữa, bị cáo Mai cho đây là mâu thuẫn và mong VKS, HĐXX xem xét lại.

Trong khi đó, kết quả điều tra cho thấy số tiền 4.500 tỷ đồng chưa được hạch toán theo quy định để tăng vốn điều lệ cho VNCB, không xác định rõ số tiền này được sử dụng vào mục đích gì; số tiền dư tại thời điểm ngày 26/7/2014 không còn số tiền 4.500 tỷ đồng và đến nay xác định số tiền này không còn trên tài khoản của VNCB cũng như CBBank.

CBBank cho biết không đủ cơ sở để hạch toán khoản 4.500 tỷ đồng

Tiếp diễn đến phiên sáng nay, đại diện CBBank có trình bày lý do ngân hàng vẫn chưa điều chỉnh hạch toán 4.500 tỷ đồng. Chi tiết, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng căn cứ theo giấy đăng ký kinh doanh chứ không phải căn cứ vào chứng từ kế toán thể hiện tăng 4.500 tỷ đồng. Về việc ghi nhận 4.500 tỷ đồng là vốn chủ sở hay nợ phải trả mà luật sư nêu ra, đại diện CBBank cho rằng phụ thuộc vào chứng từ pháp lý. Trong khi đó, chứng từ hợp pháp duy nhất mà CBBank có là chứng từ góp vốn nên không đủ cơ sở để có thể hạch toán lại, điều này đại diện CBBank khẳng định đã nêu rõ trước tòa.

Khẳng định một lần nữa, đại diện CBBank nói, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Điều chỉnh hạch toán vốn điều lệ phải căn cứ vào pháp lý chứ không thể nói không tăng vốn được thì phải trả lại.

Bị cáo Phan Thành Mai tiếp tục đề nghị liên quan đến khoản 4.500 tỷ đồng

Tiếp tục ý kiến bổ sung , bị cáo Phan Thành Mai khai báo tại cuộc họp tại NHNN, bị cáo Phạm Công Danh đã đề nghị tăng vốn thành hai đợt, bởi vốn tại thời điểm đó đã dùng để đảm bảo thanh khoản. Lúc đó, Ngân hàng khó khăn về mọi mặt, các chỉ số ngân hàng dưới quy định của NHNN, buộc phải tăng vốn điều lệ mới đáp ứng điều kiện để đạt tăng trưởng tín dụng. Như vậy, việc tăng vốn là vì lợi ích chung của đề án tái cơ cấu, lợi ích của chính ngân hàng CBBank, bị cáo Mai nói.

Xét về mặt nguyên tắc, khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ trở thành nợ phải trả khi không được phép tăng vốn, do đó bị cáo Mai nói đồng ý không bóc tách được nguồn tiền này nhưng phải làm rõ để biết nguồn tiền đi đâu.

Ngoài ra, một số nội dung đáng chú ý khác tại phiên tòa sáng 26/7, tiếp tục phần xét hỏi, bị cáo Hà Văn Bình mong HĐXX xem xét vấn đề bị cáo không ký ủy quyền, hợp đồng vay vốn, chỉ ký quyết định phân công công tác cho bị cáo Đỗ Phương Nam. Bị cáo cũng không phải là chủ tài khoản ngân hàng và không là người trực tiếp hành vi phạm tội.

Trong khi đó, các bị cáo khác như Ông Khắc Chung, Đỗ Phương Nam, Đỗ Minh Thủy, Nguyễn Ngọc Tuấn, Đỗ Việt Bun, Trần Hiệp... giữ nguyên lời khai và không bổ sung ý kiến.

Nhóm PV

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên