Chuyện khó tin về lý do 'Bố già' từ chối nhận tượng vàng Oscar năm 1973
Sự từ chối gay gắt của Brando trước bức tượng danh giá này đã trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử Oscar. Lý do là vì cách Hollywood đối xử bất công với người Mỹ gốc Ấn.
- 05-03-2014Samsung trả 3 triệu USD cho bức ảnh 'tự sướng' tại Oscar
- 04-03-2014[Infographic] Những đại gia thắng lớn khi quảng cáo trên thảm đỏ Oscar
- 04-03-2014Phía sau chiêu quảng cáo của Samsung tại lễ trao giải Oscar
- 03-03-2014Một lần nữa, tượng Oscar lại rời bỏ Leonardo Dicaprio
- 07-02-2014Ai sẽ ôm tượng vàng Oscar 2014?
- 27-02-2013Vì sao giới điện ảnh khao khát giải Oscar?
- 26-02-2013Tại sao nhân vật "gái điếm" dễ đoạt Oscar?
- 25-02-2013Chân dung Warner Bros.- Chủ nhân tượng vàng phim hay nhất Oscar 2013
Nội dung nổi bật:
- Bộ phim Bố già là cứu cánh cho sự nghiệp của Brando. Doanh thu của Bố già đạt gần 135 triệu USD trên toàn thế giới.
- Marlon Brando đã từ chối giải thưởng của Viện hàn lâm trao cho diễn viên chính xuất sắc nhất trong vai diễn Vito Corleone trong bộ phim kinh điển Bố già. Brando đã thông báo rằng ông sẽ tẩy chay buổi lễ này và để Sacheen Littlefeather đi thay.
- Lý do: Cách nền công nghiệp phim ảnh đang đối xử với người Mỹ gốc Ấn hiện tại. Những vai trò quan trọng nhất liên quan đến người Ấn trong nhiều thế hệ của phương Tây hầu hết đều được giao cho những diễn viên da trắng. Họ không chỉ bị thay thế hoặc bỏ qua trong các bộ phim, họ còn không được tôn trọng.
Ngày 5/3/1973, Marlon Brando đã từ chối giải thưởng của Viện hàn lâm trao cho diễn viên chính xuất sắc nhất trong vai diễn Vito Corleone trong bộ phim kinh điển Bố già. Lúc đó, quyết định của Brando đưa ra với lý do cực kỳ bất ngờ.
Bộ phim đưa tên tuổi của Brando vụt sáng trở lại
Trong những năm 60, sự nghiệp của Brando có phần giảm sút. Hai bộ phim trước đó của ông là “One-Eyed Jack” (Jack một mắt) và “Mutiny on the Bounty” (Nổi dậy trước giờ nhập ngũ) – nổi tiếng với lịch sử chi trội ngân sách – bị đắp chăn bỏ xó.
Giới phê bình từng nói, “Munity”đã đánh dấu sự kết thúc của thời đại hoàng kim Hollywood, tồi tệ hơn, những tin đồn xung quanh việc Brando xử sự ngang ngạnh và thô lỗ trong công việc để khiến ông trở thành nhân vật ít được chào mời và ngưỡng mộ nhất lúc bấy giờ.
Bộ phim Bố già là cứu cánh cho sự nghiệp của Brando. Trong bối cảnh hùng tráng về một gia đình xã hội đen ở New York trong những năm 1940, Brando đã đóng vai ông trùm đáng kính Don. Mặc dù trọng tâm bộ phim theo sát nhân vật con trai Michael của bố già nhưng Vito Corleone vẫn đóng vai trò là huyết mạch của bộ phim. Là một tội phạm lạnh lùng, tàn nhẫn, nhưng lại yêu thương và bảo vệ gia đình mình dưới mọi cách. Đó chính là hơi ấm của tình người khiến nhân vật bố già trở nên bất tử. Diễn xuất của Brando đã thể hiện thành công nghịch lý trong con người bố già.
Doanh thu của Bố già đạt gần 135 triệu USD trên toàn thế giới, vốn đã được dự đoán sẽ trở thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất thời đại. Vượt mặt tất cả những tên tuổi sáng giá khác của màn bạc như Michael Caine, Laurence Olivier và Peter O’Toole – Brando đã trở thành diễn viên xuất sắc được xướng tên tại lễ trao giải năm 1973.
Bộ phim được trình chiếu tại buổi lễ trao giải
Tại thời điểm trước lễ trao giải của Viện hàn lâm lần thứ 45, Brando đã thông báo rằng ông sẽ tẩy chay buổi lễ này và để Sacheen Littlefeather đi thay. Từ một diễn viên ít được biết đến, sau đó cô đã trở thành chủ tịch của Uỷ ban Công nhận hình ảnh Quốc gia Hoa Kỳ.
Tối ngày 5/3, khi Liv Ullman và Roger Moore xướng tên chủ nhân của bức tượng danh giá trao cho diễn viên xuất sắc nhất, không một ai trong hai người hé môi để nở một nụ cười. Họ đổ ánh mắt vào người phụ nữ trong váy hiệu Apache, mái tóc đen dài buông xuống bờ vai đang bước dần lên khán đài.
Brando đã chuyển lời cho Sacheen Littlefeather đến lễ trao giải.
Moonro đã trao bức tượng cho Littlefeather. Sau khi vẫy tay chào những người chúc mừng, Littlefeather có bài phát biểu: “Tối nay, tôi đại diện cho Marlon Brando đến đây để chuyển lời của anh rằng. Anh rất tiếc không thể nhận giải thưởng hào phóng này. Lý do là vì cách nền công nghiệp phim ảnh đang đối xử với người Mỹ gốc Ấn hiện tại. ..”
Sau những lời phát biểu này, đám đông la ó phản đối mạnh mẽ. Những khán giả còn lại bắt đầu vỗ tay, ủng hộ Littlefeather. Cô tiếp tục nói vài lời ngắn gọn, đại ý để thuyết phục rằng, “sự xuất hiện của cô là không có ý xâm phạm nào, họ sẽ tiếp tục quay trở lại với niềm yêu mến công chúng và sự hào phóng có thể trong tương lai”.
Tại sao Brando lại làm vậy?
Học giả Dina Gilio-Whitaker, chuyên nghiên cứu về người Mỹ bản địa đã viết: Vào năm 1973, người Mỹ bản địa hầu như không có một đại diện nào trong ngành công nghiệp điện ảnh, chủ yếu chỉ được tham gia những vai phụ với vai trò mờ nhạt. Những vai trò quan trọng nhất liên quan đến người Ấn trong nhiều thế hệ của phương Tây hầu hết đều được giao cho những diễn viên da trắng.”
Họ không chỉ bị thay thế hoặc bỏ qua trong các bộ phim, họ còn không được tôn trọng. Chính vì thế, hình ảnh của nền công nghiệp này trong mắt Brando đã bị bóp méo.
Những ngày sau scandal đó, tờ New York Times đã in ra toàn bộ lời phát biểu của Brando mà Littlefeather đã không thể đọc hết trước khán đài do giới hạn thời gian. Brando bày tỏ sự ủng hộ đối với Cuộc vận động của người Mỹ gốc Ấn và trích dẫn đến tình huống đang diễn biến tại Wounded Knee, nơi mà một nhóm các nhà hoạt động xã hội Oglala Lakota gồm 200 người đã chiếm giữ thị trấn nhỏ miền Nam Dakota vào tháng trước, và giờ đang bị vây hãm bởi quân đội Mỹ.
Ông viết: “Cộng đồng điện ảnh phải có trách nhiệm với bất kỳ hành động hạ thấp hoặc chế nhạo nhân vật của ông, mô tả ông như một con quỷ hoang dại, tàn bạo và đầy tính thù địch. Trẻ em phải sống trong thế giới như thế này đến vậy là đủ rồi. Khi những đứa trẻ gốc Ấn nhìn thấy chủng tộc của mình bị mô tả trên phim ảnh như vậy, tâm hồn chúng sẽ bị tổn thương theo những cách mà chính chúng ta cũng không thể hiểu được.”
Trận cuồng phong bão táp những chỉ trích và lên án Brando và Littlefeather hậu Oscar đã nổi lên từ chính những đồng nghiệp trong ngành và từ giới truyền thông.
Tuy nhiên, trước mặt 85 triệu người xem, Brando đã tranh thủ được cơ hội ngàn năm có một từ Viện hàn lâm Mỹ để nêu lên ý kiến của mình và khơi gợi ý thức của mọi người về cuộc chiến ngầm của họ, thúc đẩy nền tảng ngành giải trí lên một bực mới liên quan đến sự công bằng chính trị.
Sự từ chối gay gắt của Brando trước bức tượng danh giá này đã trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử Oscar. Kể từ đó, cũng chưa một người chiến thắng nào dám lặp lại hành động dũng cảm này của Brando.
Phong Linh