MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được”

Ông Ken Atkinson là Nhà sáng lập, Tư vấn cấp cao Hội đồng quản trị Grant Thornton, đồng thời là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Tư vấn Du lịch (TAB). Ông chia sẻ: "Nếu bạn gặp những người nước ngoài ở Việt Nam, họ sẽ nói rằng họ thật may mắn khi được đến Việt Nam trong khoảng thời gian này".



Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được” - Ảnh 1.

Ông Ken Atkinson

Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được” - Ảnh 2.

Ông đánh giá như thế nào về ngành du lịch của Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 khi xét đến nhu cầu và xu hướng thị trường?

Nhìn chung, trong giai đoạn trước Covid-19, tính đến tháng 2 năm nay, ngành du lịch Việt Nam đang hoạt động rất tốt.

Vào tháng 1 năm nay, chúng ta đã đạt kỷ lục về lượng khách quốc tế, tôi nhớ khoảng 1,9 triệu lượt khách quốc tế. Tất nhiên, phần lớn tỷ lệ trong số đó đến từ Trung Quốc đại lục.

Đồng thời, chúng ta cũng đang chuẩn bị cho một năm bùng nổ về ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, có thể nói là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực, từ khách sạn, các công ty tour du lịch đến hướng dẫn viên đều đối mặt với cú sốc lớn, và tôi nghĩ rằng nhiều công ty trong số đó sẽ không thể hoạt động trở lại khi thị trường quay về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, tôi cho rằng triển vọng ngành du lịch Việt Nam vẫn khá tốt.

Lý do là nhu cầu du lịch của mọi người bị dồn nén quá lâu trong giai đoạn đại dịch. Hơn nữa, Việt Nam đã làm thật sự tốt trong công cuộc chiến đấu với đại dịch mà tôi nghĩ rằng truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ.

Tôi nghĩ rằng mọi người trên thế giới cần biết đến điều tuyệt vời này, về việc kiểm soát dịch bệnh không để lây lan trong cộng đồng cũng như truy dấu vết của các ca nhiễm của Việt Nam.

Và tôi cũng nghĩ rằng những người nước ngoài mà bạn gặp đều sẽ nói rằng họ thật may mắn khi được đến Việt Nam trong khoảng thời gian này.

Tôi tin rằng thông điệp này sẽ được truyền đi, tuy nhỏ giọt nhưng Việt Nam cần phải quảng bá những thành tựu mà chúng ta đã đạt được.

Ngoài ra, nhu cầu đi du lịch của mọi người cũng đã bị dồn nén trong thời gian qua. Điển hình như theo cuộc khảo sát tại Trung Quốc, Thái Lan vừa qua, người dân đều cho biết họ sẽ đi du lịch ngay khi có cơ hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nằm trong danh sách những điểm đến du lịch này. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ. Chúng ta cần có một kế hoạch quảng bá mạnh mẽ cũng như cung cấp các gói hấp dẫn cho khách du lịch nước ngoài.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, tôi cũng khuyến nghị rằng cần tạo điều kiện về thị thực nhiều hơn để nhiều quốc gia được miễn thị thực hơn nữa dù cho đây chỉ là mục tiêu thí điểm trong 2 năm.

Khi kéo dài thời gian miễn thị thực lên 30 ngày, chúng ta có thể thu hút được khác du lịch đường dài từ Bắc Mỹ, châu Âu, Úc,… Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tận dụng lợi thế về khí hậu của Việt Nam, sẵn sàng cấp thị thực 3 tháng cho nhóm người già do họ có nhu cầu tránh đông, bên cạnh lợi thế về giá cả. Đây là những gì mà nhóm người già cần.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được” - Ảnh 3.

Vậy theo ông, mất bao lâu để ngành du lịch được phục hồi hoàn toàn?

Đối với du lịch công vụ, ví dụ như nhiều khách sạn 4, 5 sao ở Hà Nội và TP HCM hay các hãng hàng không phụ thuộc rất lớn vào ngành này.

Tuy nhiên hiện nay, những khách sạn này chỉ đang hoạt động với công suất dưới 10%. Bởi vì đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là doanh nhân.

Do vậy, cá nhân tôi tin rằng du lịch công vụ sẽ trở lại mức trước giai đoạn đại dịch Covid-19 trong ít nhất 3 đến 5 năm.

Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp sẽ tìm cách tiết chế chi phí và lãnh đạo của họ sẽ nhận ra rằng nhiều chuyến du lịch mà nhân viên họ đi với mục đích công tác là không cần thiết.

Đối với bản thân tôi, năm ngoái tôi đã đi hơn 100 chuyến bay. Đến năm nay, con số này chỉ là 4 chuyến, như vậy là 4% chuyến bay so với năm 2019. Tôi nhận ra rằng phần lớn chuyến bay đều do bản thân tôi thích đi đây đi đó, tôi thích đến Hà Nội, thích đi đến các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Nó vừa là niềm vui, nhưng cũng là một phần công việc của tôi.

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng đến thời điểm hiện tại, các công ty sẽ cố gắng tiết chế chi phí cũng như lo ngại về rủi ro khi đi du lịch. Do vậy, tôi không nghĩ du lịch công vụ sẽ phục hồi nhanh chóng. Tôi cho rằng tốc độ phục hồi sẽ chỉ đạt đến 40-50%, và sẽ chững lại trong giai đoạn tiến tới phục hồi 100%.

Đối với các loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch tham quan, tôi cho rằng tốc độ phục hồi sẽ nhanh hơn rất nhiều so với du lịch công vụ.

Tuy nhiên, điều này vẫn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh ở các quốc gia, ví dụ như các nước khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,…

Cá nhân tôi thấy không có vấn đề gì lớn đối với du lịch trong khu vực. Chúng ta có thể sẽ thấy trạng thái bình thường mới ở một số khu vực trong năm tới. Tuy nhiên đối với châu Âu và châu Mỹ, tôi nghĩ thời gian sẽ lâu hơn và Việt Nam nên cân nhắc kỹ đối với việc cho phép loại hình du lịch tự do từ các quốc gia khu vực này và đảm bảo đến khi họ kiểm soát được dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được” - Ảnh 4.

Với việc Việt Nam mở cửa lại 6 đường bay quốc tế mới đây nhưng không nhằm "vực dậy" ngành du lịch, ông có nhận xét gì về điều này?

Tôi cho rằng đây là một bước đi đúng hướng. Việt Nam cần thu hút khách doanh nhân trở lại. Như tôi vừa đề cập ở trước về các hạn chế trong thu hút FDI, đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập.

Không ai muốn mua một chiếc xe cũ mà không cần xem qua. Do vậy việc Việt Nam mở cửa lại đường bay quốc tế là rất quan trọng. Mặc dù mọi người vẫn đang lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải làm vì đây là điều đúng đắn. Điều quan trọng là chúng ta cần đảm bảo việc đó được thực hiện một cách an toàn nhất có thể.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên