MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược VNPT: Nhà nước đang đi nhanh hơn doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa cho rằng cộng đồng doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng và chậm trễ trước làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi đó, Chính phủ đã có những quyết sách nhằm tận dụng cơ hội mở ra từ năm 2012.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược VNPT cho rằng một số chuyên gia, doanh nghiệp đang “chém gió” về quá nhiều chuyện, trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, nghịch lý là doanh nghiệp ở thế bị động trước làn sóng mới thì Chính phủ đã có những quyết sách nhằm tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này.

“Hiện nay, lãnh đạo của đất nước, tổ công tác của đơn vị cấp cao phục vụ cho định hướng công nghệ thông của Chính phủ đang đi nhanh hơn cộng đồng doanh nghiệp. Toàn bộ các dự án đã được chuẩn bị, đầu tư nước ngoài cũng vào. Nhưng, cộng đồng doanh nghiệp chúng ta có sẵn sàng?” – ông Hòa nói.

Theo ông Hòa, ông và nhóm nghiên cứu đã trực tiếp trình bày 3 kịch bản phát triển với Chính phủ. Hàn Quốc, Malaysia, Philipines là các nước đại diện cho 3 kịch bản phát triển kinh tế được trình bày. Trong đó, số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng Việt Nam đã vô tình có đường phát triển song song với Philipines và đang ở nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Ông Hòa nhận định rằng, nhờ có sự đầu tư thích đáng và đúng thời điểm vào tri thức và công nghệ mà Hàn Quốc và Malaysia đã có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế. Vì thế, ngay từ năm 2013, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị Chính phủ kế hoạch mới, dùng hạ tầng công nghệ thông tin để phát triển.

“Với hạ tầng mới mà chúng ta gọi là hạ tầng thông tin thì người Việt Nam sẽ đến tương lai khác. Nếu không, chúng ta sẽ đi trên con đường đau khổ... không thể tiến tới mục đích của thế kỷ hiện đại, thời đại công nghiệp lần thứ tư” – ông Hòa khẳng định.

Bộ giải pháp phát triển từng lĩnh vực đã được Chính phủ nghiên cứu và phê duyệt ngay sau đó nhằm đưa Việt Nam sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Ngân sách cũng chuẩn bị nhiều khoản mục để đầu tư cho các dự án của startup. Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng cộng đồng doanh nghiệp đã quá thụ động và chỉ quen “chém gió”.

Điều kiện thuận lợi lúc này với startup là sự phát triển của hạ tầng viễn thông với Internet được bao phủ rộng khắp và lượng người dùng smartphone tăng nhanh. Ông Hòa cho biết Tập đoàn VNPT đang xây dựng các “hub” nhằm thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới đến làm việc. Đây cũng là mô hình “nhập siêu tri thức và xuất siêu tri thức” mà Singapore đã áp dụng.

Bên cạnh đó, startup cũng đang có nhiều thuận lợi trong việc hút nguồn vốn đầu tư. Chỉ vào tấm bản đồ thế giới, ông Hòa nói rằng có một khoảng cách địa lý như nhau nếu đi từ Việt Nam đến các trung tâm vốn như: Thượng Hải, Hồng Kông, hay Singapore. “Đừng hỏi chúng tôi là bây giờ em nên đi bán cà phê hay không,... chỉ với 10 triệu đồng bạn có thể mua vé máy bay tới Singapore để trình bày ý tưởng. Nhưng vốn chỉ đến với giải pháp thật sự khả thi” – ông Hòa trả lời câu hỏi của một startup.

Vương Diệu Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên