Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nói gì về việc nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động?
Chiều ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- 07-01-2025Cảnh giác sập bẫy "tiền lướt" dịp Tết
- 07-01-2025Tỷ giá hôm nay 7/1: USD ngân hàng lao dốc
- 07-01-2025Sáng nay 7/1, giá vàng SJC, vàng nhẫn tròn trơn đồng loạt giảm
Tại Họp bảo, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, so với giai đoạn trước, trong năm 2024, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thuận lợi, nhờ những cơ chế và chỉ đạo quyết liệt từ Quốc hội, Chính phủ,... Nhiều khó khăn đã được tháo gỡ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp đã chủ động hơn và hoạt động kinh doanh dần được khơi thông. Nhiều doanh nghiệp từng đóng cửa trong giai đoạn 2021-2023 nay đã hoạt động trở lại. Dù bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ, nhưng chúng ta vẫn đạt được các mục tiêu lớn.
Về hoạt động ngân hàng, năm 2024 có nhiều điểm thuận lợi hơn năm 2023 do môi trường quốc tế cải thiện, với các chính sách tiền tệ nới lỏng từ nhiều quốc gia, giúp giảm bớt áp lực lên chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Thị trường vàng đôi lúc biến động gây ảnh hưởng nhất định, nhưng tình hình chung vẫn ổn định trong mức kiểm soát. Lượng ngoại tệ và vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam, hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc hơn, nhu cầu vốn tín dụng tăng so với năm 2023. Các ngân hàng thương mại cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để tăng trưởng tín dụng và đảm bảo an toàn hệ thống.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó Thống đốc, năm 2024 cũng còn nhiều điểm khó khăn. Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp trở ngại trong tiếp cận vốn. Thị trường trái phiếu sau giai đoạn khó khăn vẫn chưa chưa phục hồi như trước. Dù một số doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu theo quy định mới, minh bạch hơn, nhưng quy mô vẫn còn thấp. Thị trường bất động sản dù có dấu hiệu ấm lên vẫn tồn tại nhiều dự án gặp khó khăn liên quan đến pháp lý và giấy phép.
Ngoài ra, nợ xấu tiếp tục có xu hướng tăng dù ngành ngân hàng đã triển khai các chính sách giãn nợ, hoãn nợ cho doanh nghiệp và người dân, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể trả được nợ sau khi được gia hạn. Những khó khăn kéo dài từ các năm trước đã tạo áp lực nợ xấu.
Nhìn chung cả năm 2024, chúng ta đã đạt được các mục tiêu lớn với chính sách tiền tệ hợp lý và linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% - những con số rất tích cực. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần quan trọng vào kết quả này.
Phó Thống đốc cho biết, các công cụ điều hành của NHNN như điều hành lãi suất, cho vay tái cấp vốn, hoạt động thị trường mở, mua bán tín phiếu... đều được sử dụng linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Gần như không có giai đoạn nào trong năm mà ngân hàng thiếu vốn để cho vay.
Về lãi suất, năm qua Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết định không điều chỉnh lãi suất nhằm duy trì sự ổn định và hài hòa giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Trong thời gian qua, một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, nhưng NHNN đánh giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chưa tạo ra mất cân đối hay cần thay đổi lớn về chính sách.
Về tỷ giá, Việt Nam chịu áp lực lớn do độ mở của nền kinh tế, cùng với các yếu tố như chính sách kinh tế của các nước lớn, biến động đồng USD, biến động địa chính trị và tình hình xuất nhập khẩu. Trong năm, tỷ giá USD có thời điểm tăng hơn 7%, nhưng vẫn là mức tăng ít hơn so với nhiều nước, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong số các nước có tỷ giá ổn định. "Cuối năm, tỷ giá tăng khoảng 5,03%, chúng tôi đánh giá là mức hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp và nhà đầu tư không lo ngại, có tâm lý đầu cơ và găm giữ USD", Phó Thống đốc nói.
Về tín dụng, lãnh đạo NHNN thông tin, đến hiện tại tín dụng tăng 15,08% so với cuối năm 2023. Dư nợ cho vay đưa thêm vào nền kinh tế trong năm qua lên tới hơn 2,1 triệu tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Sức khỏe ngân hàng 2025
Xem tất cả >>- Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế
- Một ngân hàng tư nhân lớn dự kiến trả cổ tức trong quý 1/2025
- Dự kiến 2 ngân hàng yếu kém được chuyển giao bắt buộc trước Tết Nguyên Đán
- Năm 2024, ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế 2,1 triệu tỉ đồng
- Các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng thế nào khi Thông tư 02 hết hiệu lực?