MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị cấp phép bay cho Vietstar Airlines

Văn phòng Chính phủ cho biết đã gửi Bộ GTVT văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar.

Văn bản số 11253 cho biết về báo cáo và kiến nghị cấp giấy phép cho Vietstar Airlines tại văn bản số 04/VA ngày 4/12/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT xem xét kiến nghị của doanh nghiệp này, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng tại các văn bản số 495 và 309.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị cấp phép bay cho Vietstar Airlines - Ảnh 1.

Công ty TNHH MTV Vietstar là doanh nghiệp được thành lập vào cuối tháng 6/2016 hiện đang vận hành hãng hàng không Vietstar Airlines. Hãng hàng không này đang quyết liệt thực hiện các thủ tục xin cấp phép.

Tuy nhiên, được cấp phép sau hơn 1 năm kể từ khi thành lập, đến nay, Vietstar Airlines vẫn chưa được chấp thuận bay. Trở ngại của hãng là do sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải.

Trong một văn bản gửi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giữa năm 2017, hãng này đã đưa ra điều chỉnh đáng kể kế hoạch kinh doanh để phù hợp với cơ sở hạ tầng của sân bay Tân Sơn Nhất. Ví dụ, số lượng tàu bay giảm từ 23 chiếc còn 10 chiếc vào năm 2021. Số lượng tàu bay đỗ tại sân Tân Sơn Nhất giai đoạn 2017 – 2020.

Các điều chỉnh kể trên được Vietstar đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định tạm thời chưa cấp phép bay cho Vietstar theo văn bản ký ngày 7/4/2017. Tuy nhiên, chỉ đạo sau đó của Thủ tướng là Chính phủ sẽ xem xét việc cấp phép khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga và sân đỗ mới, tức hãng phải chờ thêm 3 năm nữa.

Nếu được cấp phép bay, theo ông Phạm Trịnh Phương, TGĐ Vietstar cho biết trên báo chí hồi cuối năm 2017, Vietstar Airlines sẽ kinh doanh theo mô hình hàng không giá rẻ (LCC) hoặc hàng không siêu rẻ (ULCC).

Nguyên nhân phân khúc hàng không giá rẻ ở Việt Nam và trong khu vực còn nhiều tiềm năng để Vietstar Air khai thác hiệu quả. Đơn vị khác cùng tập đoàn là Công ty Cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt sẽ tiếp tục kinh doanh các dịch vụ hàng không chung, trong đó có các dịch vụ ga VIP và bay VIP bằng các máy bay phản lực nhỏ phục vụ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Vietstar Airlines nếu được chấp thuận trong thời gian tới thì sẽ là cái tên thứ 6 được ghi dấu trên bầu trời sau Vietnam Airlines, Vietjet Air , Jestar Pacific Airlines, Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO và Bamboo Airways (nếu hãng này bay thành công chuyến đầu tiên ngày 29/12 tới).

N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên