Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính lấy ý kiến về điều hành giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, không tạo áp lực cho năm 2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: “Việc điều hành giá phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu Quốc hội giao, sát thực tế và tuân thủ quy định của pháp luật, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay".
- 14-08-2021Tân Sơn Nhất lọt top 10 sân bay tốt nhất thế giới bất chấp Covid-19
- 14-08-2021Bloomberg: Không chỉ mục tiêu của Chính phủ, các 'ông lớn' công nghệ toàn cầu cũng kỳ vọng kinh tế số Việt Nam cán mốc 52 tỷ USD trong 4 năm tới
- 14-08-2021Tiếp một nền kinh tế lớn Đông Nam Á công bố tăng trưởng quý 2: Chênh lệch với Việt Nam ra sao?
Vào ngày 13/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban điều hành giá trên cơ sở những báo cáo của Bộ Tài chính, ý kiến thảo luận có các thành viên Ban chỉ đạo.
Trước tình hình giá dầu, vàng, khí đốt, các mặt hàng lương thực trên thị trường thế giới có những bất ổn, cuộc họp được tổ chức nhằm đánh giá kết quả điều hành giá 7 tháng đầu năm 2021, dự báo và đề xuất các giải pháp về điều hành giá trong các tháng cuối năm.
Trước đó vào 22/7, Chính phủ cũng nhấn mạnh việc kiên định theo đuổi “mục tiêu kép”, thực hiện linh hoạt sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc. Thay vào đó, những chính sách sẽ thay đổi nhằm ưu tiên giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao cho Bộ Tài chính, cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo tổng hợp ý kiến kết luận chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành giá và ý kiến đề xuất của các Bộ, cơ quan đối với công tác điều hành giá những tháng cuối năm. Từ đó, Bộ Tài chính có những tính toán hợp lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng, thời điểm cụ thể nhằm có những giải pháp điều hành đạt mục tiêu và không tạo áp lực cho năm 2022.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những mục tiêu mới, cũng phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Các Bộ, cơ quan cũng cần đóng góp ý kiến về các hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân.