MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ một số vấn đề, trực tiếp trả lời chất vấn

06-06-2024 - 07:37 AM | Xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ làm rõ một số vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn.

Sáng nay (6/6), Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Trong phiên chất vấn này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ làm rõ một số vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ một số vấn đề, trực tiếp trả lời chất vấn- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh Như Ý

Trước đó, vào chiều 5/6, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) chất vấn về phát triển du lịch cần giữ gìn bản sắc văn hoá.

“Ở quy mô quốc gia chưa có bộ nhận diện bản sắc Việt Nam. Khách quốc tế ít quay lại với du lịch Việt Nam là vì chưa làm rõ bản sắc Việt Nam để đọng lại trong lòng du khách”, ông Cảnh nói.

“Theo thư viện Quốc hội hiện chưa có tổ chức, cá nhân nào được duyệt quốc hoa, quốc phục, quốc tửu, quốc cầm. Vì vậy hạn chế việc quảng bá Việt Nam ra thế giới", ông Cảnh nói và đề nghị Bộ trưởng VHTT&DL nêu rõ quan điểm về việc xây dựng bộ nhận diện bản sắc Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nói cần xây dựng thương hiệu của Việt Nam trong một số lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ một số vấn đề, trực tiếp trả lời chất vấn- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng tiếp tục trả lời chất vấn đầu giờ sáng nay. Ảnh Như Ý

Nhìn từ góc độ văn hóa, năm 2011, Chính phủ có giao cho Bộ VHTT&DL xây dựng bộ nhận diện về quốc hoa. Thời điểm đó, Bộ VHTT&DL cũng đề xuất hoa sen là bộ nhận diện về quốc hoa.

Tuy nhiên, khi trình thì vướng mắc ở chỗ "ai là người có thẩm quyền công nhận, ai là người ký?. Cuối cùng trả lời không ai có thẩm quyền vì không có quy định.

Bộ VHTT&DL cũng đã cho nhận diện lễ phục, quốc phục là bộ áo quần có tính chất đặc trưng. Việc này đã nghiên cứu nhưng sau đó phải dừng lại.

“Tôi rất chia sẻ với đại biểu Cảnh vì nhiều lần mặc áo dài đi họp. Chúng tôi biết điều đó, đại biểu rất trăn trở và muốn giữ bản sắc văn hóa”, ông Nguyễn Văn Hùng cho hay, và đề nghị Quốc hội bổ sung khoảng trống pháp lý này.

Theo ông Hùng, có thể giao cho một địa phương hay bộ ngành đưa vào trong luật để Chính phủ, bộ, ngành được thẩm quyền công nhận. Bởi đưa nhận diện ra rồi không được thẩm quyền công nhận thì không được”, ông Hùng nói thêm.

Sau phiên chất vấn, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác nhân sự . Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự; nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Theo Văn Kiên

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên