MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Cần huy động 7-10 tỷ USD mỗi năm để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững

Phát biểu tại "Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, nhiều dự án cơ sở hạ tầng năng lượng ở Việt Nam còn chậm tiến độ, nhất là những dự án nguồn điện, nguồn nhiệt.

Phó Thủ tướng cho biết thông qua diễn đàn này, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về năng lượng quốc gia sẽ được quán triệt, cơ quan Đảng và Quốc hội, các bộ ngành của Việt Nam cũng như các cơ quan, các tổ chức đối tác quốc tế cùng trao đổi để triển khai thực hiện giải pháp nhằm thực hiện đồng bộ thắng lợi mục tiêu mà nghị quyết 55 đã đề ra.

Ông Trịnh Đình Dũng khẳng định, ngành năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế số và đảm bảo quốc phòng an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Ngành năng lượng cũng là nền tảng hạ tầng để phát triển của mỗi quốc gia.

Cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp năng lượng, Phó Thủ tướng chỉ ra rằng ngành năng lượng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đã đáp ứng các nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là nhiệt năng cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Ngành năng lượng đã trở thành ngành kinh tế có quy mô lớn, phát triển năng động và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nói thêm, ngành năng lượng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, những thách thức và tồn tại hạn chế cần phải tiếp tục được khắc phục, phải giải quyết trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng chỉ ra, mục tiêu đảm bảo năng lượng quốc gia hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức nguồn nhiên liệu sơ cấp như: than, khí... ngày càng giảm. Điều này dẫn đến yêu cầu nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp, làm giảm khả năng tự chủ của Việt Nam, tăng phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.

Phó Thủ tướng cũng nhắc đến thách thức về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam: nhiều dự án chậm tiến độ, nhất là những dự án nguồn điện, nguồn nhiệt. Các dự án nguồn nhiệt than vẫn còn gặp nhiều khó khăn: do những quan ngại về vấn đề môi trường, thiếu vốn, ngay cả những dự án đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc tự chủ vốn. Thị trường cạnh tranh chưa đồng bộ, chính sách giá bất cập, công tác bảo về môi trường trên nhiều nơi còn chưa được quan tâm và gây bức xúc xã hội.

Để đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55 - NQ/TW, ngày 11/2/2020 về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết đã đề ra những giải pháp, đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá.

Chính phủ và Thủ tướng đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đồng thời xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng và đặc biệt là phân ngành điện lực quốc gia.

Phó Thủ tướng cho biết tại Việt Nam, về huy động nguồn lực từ nay đến 2025, Việt Nam phải tăng thêm khoảng 50.000 MW công suất điện nguồn, xấp xỉ 7-10 tỷ USD mỗi năm.

TGĐ VinBrain Trương Quốc Hùng: Đầu tư tốt cho AI, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh với Singapore

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên