MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ!

19-03-2023 - 21:59 PM | Lifestyle

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ!

Bức tranh nguệch ngoạc như của học sinh tiểu học này lại là tác phẩm đắt giá từ họa sĩ triệu đô Tề Bạch Thạch.

Cố họa sĩ Tề Bạch Thạch (1864-1957) là một thiên tài hội họa hiện đại, ông từng là giáo sư danh dự của Học viện nghệ thuật Bắc Kinh. Tề Bạch Thạch nổi tiếng toàn cầu với những tác phẩm được định giá hàng chục cho đến hàng trăm triệu USD.

Tác phẩm "Phóng ngưu đồ" (tạm dịch: Tranh chăn trâu) của ông cũng không ngoại lệ, bức tranh đặc biệt và gây chú ý với truyền thông ở chỗ tên là "chăn trâu" mà chẳng hề xuất hiện một con trâu này. Vì sao thế nhỉ?

Bức tranh chăn trâu không có trâu

Ở những quốc gia có nền văn minh lúa nước, con trâu mang vô vàn ý nghĩa. Trong văn học Trung Quốc, Lỗ Tấn viết mình tự nhận "cúi đầu chịu làm con trâu thô kệch" để khen ngợi con trâu có tinh thần cần cù chịu khó.

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ! - Ảnh 1.

Bức tranh vẽ trâu của họa sĩ Lý Khả Nhiễm. Hình ảnh: 163.com


Trong hội họa, tranh vẽ gia súc nói chung và trâu bò nói riêng cũng là một chủ đề phổ biến, thường để mô tả sự ngoan cường và dũng cảm. Bậc thầy vẽ tranh gia súc được công nhận trong giới hội họa Trung Quốc hiện đại là hoạ sĩ Lý Khả Nhiễm - đồ đệ của họa sĩ triệu đô Tề Bạch Thạch.

Đối với người xem đại chúng, tranh vẽ trâu của hoạ sĩ Tề Bạch Thạch "khó thưởng thức" hơn người học trò rất nhiều. Song giới mộ điệu luôn sẵn sàng xuống tay hàng triệu NDT để mua những bức tranh khó hiểu của ông. Tiêu biểu là năm 2015, bức "Phóng ngưu đồ" đã được mua với giá 20,12 triệu NDT (tương đương với khoảng hơn 76 tỷ VND) trong một buổi đấu giá.

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ! - Ảnh 2.

Bức tranh "Phóng ngưu đồ" của họa sĩ Tề Bạch Thạch không có hình ảnh của trâu. Hình ảnh: Baidu.com


"Phóng ngưu đồ" có gì đặc biệt?

"Phóng ngưu đồ" không vẽ trâu, người xem chỉ thấy những hình ảnh biểu tượng khác được họa sĩ chọn lọc đưa vào. Bức tranh vẽ cành đào đang rủ xuống những cánh hoa bay, bên dưới là một chiếc bàn gỗ với… những nét vẽ nguệch ngoạc khó hiểu.

Nhiều người xem đã không tránh khỏi băn khoăn khi xem tranh lần đầu. Chỉ khi tranh được phóng to lên để nghiên cứu, cư dân mạng mới thi nhau nhận ra, dụng ý của bức tranh thật sự thâm sâu.

Hoá ra, nét vẽ lộn xộn này chính một là chiếc roi da, cây roi được những cậu bé mục đồng dùng để chăn trâu. Nhắc đến đây, trong đầu nhiều người đã hình dung ra cảnh cánh đồng lúa thênh thang nơi một chú bé loắt choắt đang dắt trâu vô lo vô ưu.

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ! - Ảnh 3.

Một bức vẽ trâu khác của họa sĩ triệu đô. Hình ảnh: 163.com


Bức tranh chỉ vẽ một chiếc roi da, tuy không có trâu nhưng lại khiến mọi người nghĩ đến cảnh chăn trâu. Chẳng phải hoạ sĩ rất giỏi hay sao? Đó cũng chính là quan niệm nghệ thuật trong hội họa Trung Quốc, không có vật nào được miêu tả trong tranh mà mọi người khi xem bức tranh đều nghĩ ngay đến điều đó.

Đây cũng là biệt tài riêng của Tề Bạch Thạch khi "biến đá thành vàng", tức là ông dùng kỹ thuật điêu luyện thổi hồn vào đối tượng hoặc gửi gắm ý tứ kín đáo bên trong những thứ hết sức bình thường như cỏ cây, thú vật.

Từng có nhiều bức tranh chiêu tài lộc của Tề Bạch Thạch gây tiếng vang. Dù là tranh gọi tiền tài về nhưng chẳng vẽ thần tài vàng bạc, ông chỉ vẽ một cái bàn tính, cây bồ cào, người đi kiếm củi hay cây bắp cải - những biểu tượng rất thật thà, chính nghĩa của sự no ấm.

Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ! - Ảnh 4.
Phóng to 10 lần bức tranh chăn trâu mà không hề có trâu, cư dân mạng á khẩu: Hẳn nào đáng giá 76 tỷ! - Ảnh 5.

"Tài" (财) và "củi" (柴) là hai từ đồng âm trong tiếng Trung. Tề Bạch Thạch đã tận dụng điểm này để vẽ bức tranh kiếm củi, cũng giống như mang tài lộc về nhà. Còn từ "bắp cải" trong tiếng Hán đồng âm với "bách tài" (hàng trăm của cải) nên cũng được dùng để mô tả tiền tài.

Đây chính là phương thức vẽ tranh độc đáo không lẫn vào đâu của Tề Bạch Thạch những năm cuối đời.

Trong văn học quả thực cũng có phong cách như vậy, người ta thường nói rằng: "Một bức thư tình không có lấy một chữ tình, nhưng tình tứ lại tràn ngập khắp các con chữ". Cảnh giới này chỉ đạt được khi hoạ sĩ đã dành cả đời mình để vẽ tranh. Quả thực tài năng vẽ của Tề Bạch Thạch là báu vật trong giới hội hoạ Trung Quốc.

Theo Diệu Thuý

Thể thao văn hóa

Trở lên trên