MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phóng to 5 lần bức tranh 1.200 tỷ đồng vẽ mẹ con nhà khỉ: Hóa ra đắt "cắt cổ" vì điểm này!

27-10-2021 - 08:23 AM | Sống

Bức tranh cũ rách này không xác định được họa sĩ, nội dung tranh cũng chẳng có gì xuất sắc. Rốt cuộc vì sao các nhà sưu tầm lại dốc túi để mua nó?

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim". Câu nói này ám chỉ trong thời kỳ hưng thịnh, đủ ăn đủ mặc, thì cổ vật còn có giá trị sinh lời cao hơn cả vàng. Thậm chí, sưu tầm nghệ thuật ngày nay đã được quốc tế công nhận là một thị trường đầu tư giống như bất động sản hay tài chính.

Vậy thì giá trị của một tác phẩm nghệ thuật cổ sẽ nằm ở đâu? Đây là một câu hỏi khó, chỉ những nhà đầu tư nghệ thuật đẳng cấp mới có thể trả lời đầy đủ.

Nhiều tác phẩm tranh cổ được giới sưu tầm tranh nhau mua nhờ đề tài sáng tạo, câu chuyện đặc biệt đằng sau hay danh tiếng tác giả, thế nhưng cũng có các tác phẩm được định giá cao vì những lý do rất khó tưởng tượng. Tiêu biểu là bức "Tử mẫu hầu đồ" (Mẹ con nhà khỉ) dưới đây.

Phóng to 5 lần bức tranh 1.200 tỷ đồng vẽ mẹ con nhà khỉ: Hóa ra đắt cắt cổ vì điểm này! - Ảnh 1.

Bức tranh "Tử mẫu hầu đồ" của tác giả vô danh thời Tống. Ảnh: Sohu

"Tử mẫu hầu đồ" là tác phẩm tranh lụa thời nhà Tống, tranh vẽ mực có chiều dài 92cm, rộng 46cm. Bức họa mô tả một con khỉ cái đang ngồi xổm, gương mặt nghiêm nghị, trên cổ khỉ mẹ còn có một con khỉ con.

Không có ghi chép nào về tác giả bức vẽ mẹ con nhà khỉ, thế nhưng trong một buổi đấu giá năm 2011, tác phẩm này lại được mua lại với mức giá cao ngất ngưởng 362 triệu NDT (hơn 1.200 tỷ VNĐ). Nếu không phải do danh tiếng tác giả thì rốt cuộc là vì sao?

Không phủ nhận đây là một bức tranh sinh động, từ biểu cảm trên mặt tới bộ lông đen cũng hiện lên chân thực, thế nhưng những chi tiết này vẫn chưa đủ để làm nên một tuyệt tác.

Phóng to 5 lần bức tranh 1.200 tỷ đồng vẽ mẹ con nhà khỉ: Hóa ra đắt cắt cổ vì điểm này! - Ảnh 2.

"Tử mẫu hầu đồ" là một bức tranh đẹp, nhưng giá trị của tranh không hoàn toàn nằm ở tài năng của họa sĩ. Ảnh: Sohu

Khi phóng to 5 lần tranh, các chuyên gia hội họa đã nhận ra "cái đắt" của tranh nằm ở những con dấu được đóng xung quanh. 11 con dấu đóng quanh bức họa này đều thuộc về các nhà sưu tầm hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.

Bao gồm dấu sưu tầm của Nguyên Văn Tông - hoàng đế thứ 8 và thứ 10 của triều đại nhà Nguyên, dấu của nội phủ Minh Hồng Vũ thời nhà Minh hay dấu thẩm định của họa sĩ Lương Thanh Biểu - một người sành thư pháp, hội họa thời Thanh...

Phóng to 5 lần bức tranh 1.200 tỷ đồng vẽ mẹ con nhà khỉ: Hóa ra đắt cắt cổ vì điểm này! - Ảnh 3.
Phóng to 5 lần bức tranh 1.200 tỷ đồng vẽ mẹ con nhà khỉ: Hóa ra đắt cắt cổ vì điểm này! - Ảnh 4.

11 con dấu đóng trên tranh đều thuộc về những nhân vật tầm cỡ trong lịch sử. Ảnh: Sohu

Có thể thấy bức họa "Tử mẫu hầu đồ" sau thời Tống đã qua tay những nhân vật tầm cỡ hàng đầu mỗi thời kỳ lịch sử, có lẽ đó chính là lý do những nhà sưu tầm hiện đại cũng dốc túi mang tác phẩm này để "sánh vai" với cổ nhân.

Cũng phải dành lời khen ngợi cho các chuyên gia đã nhận ra những con dấu này, nếu không có phát hiện này, có lẽ những khán giả xem tranh cũng chỉ nhìn "Tử mẫu hầu đồ" như một bức vẽ cũ rách vô giá trị.

Theo Tammy

Pháp luật & bạn đọc

Trở lên trên