MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn

20-10-2021 - 11:15 AM | Sống

“Tiếng thét” - một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất mọi thời đại ẩn chứa một bí mật gây tranh cãi trăm năm.

"Tiếng thét" (The Scream) là một bức tranh theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Tác phẩm được thực hiện vào khoảng từ năm 1893 đến năm 1910. Sau hơn 1 thế kỷ, đến nay nó vẫn là một kiệt tác vô cùng nổi tiếng và được đánh giá cao. Năm 2012, 1 trong 4 bản gốc của "Tiếng thét" được bán đấu tới gần 12 triệu USD (khoảng 2.700 tỷ VNĐ) và là bức tranh được trả giá cao nhất trong một cuộc đấu giá tính ở thời điểm đó.

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 1.

Ngay cả những người không quan tâm đến hội họa cũng phải từng ít nhất một lần nhìn thấy kiệt tác này

Giữa bức tranh là một nhân vật đang ôm đầu đầy âu lo tuyệt vọng, như thể đang cất lên tiếng thét ai oán, cầu cứu. Đằng sau người đó là phong cảnh bầu trời hoàng hôn đỏ rực với những mảng màu tương phản. Bức tranh khiến cho người xem cảm thấy sợ hãi, ám ảnh và cũng vô cùng tò mò.

Việc giải nghĩa hết các ẩn ý nghệ thuật mà Edvard Munch muốn truyền tải qua "Tiếng thét" vốn không dễ. Sau khi phóng to và soi thật kỹ tác phẩm, một nhà phê bình nghệ thuật người Đan Mạch còn phát hiện ra một chi tiết kỳ lạ. Đó là ở góc trên bên trái của tranh có một dòng chữ rất nhỏ viết: "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên".

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 2.

Dòng chữ tiếng Na Uy trên góc trái bức tranh

Dòng chữ này đã khiến các nhà phê bình và bán tranh lúc bấy giờ vô cùng đau đầu. Đây được coi là hành vi phá hoại của một kẻ nào đó có thái độ khó chịu với tác phẩm của Edvard Munch. Thậm chí để bảo vệ giá trị bức tranh, họ còn cố gắng giấu giếm điều này.

Thế nhưng sự thật là dòng chữ ẩn vẫn không thể che giấu vì nếu để ý kỹ thì vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Suốt cả trăm năm, hậu thế đã tranh luận gay gắt rằng ai là người đã viết dòng chữ điên cuồng phá hoại đó? Nhiều giả thiết đã được đặt ra. Đó có thể là một đối thủ cạnh tranh ghen tỵ với tài hoa của Munch hoặc cũng có thể là một người thưởng tranh bất bình với tác phẩm.

Mãi đến đầu năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy - nơi đang lưu giữ 1 bản gốc bức tranh đã công bố kết quả khiến công chúng bất ngờ. Qua kiểm tra bằng quét tia hồng ngoại và loạt phương pháp phân tích, đối chiếu hiện đại, cuối cùng "thủ phạm" phá hoại "Tiếng thét" cũng đã lộ diện. Đó chẳng là ai khác mà chính là tác giả Edvard Munch.

Ông Thierry Ford, nhà bảo tồn tranh tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy cho biết họ đã sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để phân tích chi tiết chữ viết trên tranh và có khả năng phân biệt được từng sắc thái trong chữ viết tay. Khi so sánh với nhật ký và thư của Munch, quả thật là dòng chữ "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên" hoàn toàn trùng khớp.

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 3.

Chính Munch đã viết dòng chữ đầy sắc thái ngông cuồng, như tự nhận mình là kẻ điên

Suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn luôn đặt câu hỏi về trạng thái sức khỏe tinh thần của Edvard Munch trong thời gian ông sáng tác "Tiếng thét". Năm 1895, một sinh viên y khoa trẻ Johan Scharffenberg từng tuyên bố các bức tranh của Munch cho thấy ông là người có tâm trí không ổn định. Henrik Grosch - giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí và Thiết kế Na Uy vào thời điểm đó cũng cho rằng Munch không còn tỉnh táo.

Về sau, hậu thế cũng nhiều người đồng tình với quan điểm danh họa người Na Uy đã bị trầm cảm nặng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính những phán xét, đồn đoán này đã dày vò Munch và biến ông từ một người bình thường trở thành "kẻ điên" thực thụ lúc cuối đời.

Nguồn: CNN

Theo Chi Chi

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên