MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phỏng vấn: “Làm thế nào để biến 10 + 4 = 2?”, ứng viên chỉ mất 30 giây đã chứng minh năng lực mà công ty nào cũng cần có

27-05-2020 - 09:02 AM | Sống

Trong khi có người lựa chọn phương thức đơn giản biến mệnh đề trở thành “10 + 4 ≠ 2”, ứng viên sau đó lại đưa ra một câu trả lời logic mà thuyết phục hơn hẳn.

Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận cũng như từ thực tế rằng nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng khi nói nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp chứ không phải con người chung chung.

Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trong điều kiện của thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức ngày nay, bối cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay đổi. Cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang là chủ đề quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của các quốc gia cũng như từng tổ chức.

Chính vì thế, các cuộc phỏng vấn tuyển dụng không ngừng được thay đổi từ nội dung, hình thức, format cho tới mức độ “lắt léo”. Tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất, đó là tìm kiếm được ngày càng nhiều nhân tài phù hợp với doanh nghiệp.

Thay vì những câu hỏi thường gặp như là “Điểm yếu/điểm mạnh của bạn là gì?” hay “Hãy giải thích tại sao chúng tôi phải thuê bạn cho vị trí này”, hiện nay, ngày càng nhiều đơn vị doanh nghiệp hàng đầu vận dụng sự sáng tạo và linh hoạt vào chính quá trình tuyển dụng của mình.

Chẳng hạn, Microsoft một tập đoàn công nghệ lớn nhất Thế giới, một môi trường làm việc lý tưởng mà nhiều người hằng mơ ước. Nhưng để bước qua được cánh cửa phỏng vấn bạn phải trải qua vòng tuyển dụng với những câu hỏi tuyển dụng của Google cực kỳ hóc búa như là:

“Có 6 que diêm làm sao để xếp chúng thành 4 hình tam giác đều?”

“Bạn đi 1 vòng về phía Nam đến Bắc sau đó tới Đông, rồi về đúng vị trí lúc ban đầu. Vậy trên Thế giới có bao nhiêu điểm giống nhau?”

“Cho dãy số 4, 6, 12, 18, 30, 42, 60,...? Số tiếp theo ở dấu hỏi chấm là số bao nhiêu?”

Phỏng vấn: “Làm thế nào để biến 10 + 4 = 2?”, ứng viên chỉ mất 30 giây đã chứng minh năng lực mà công ty nào cũng cần có - Ảnh 1.

Khi đứng trước những câu hỏi phỏng vấn “hack não” như thế này, dù bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hay là một người thâm niên kỳ cựu cũng không tồn tại quá nhiều khác biệt. Tất cả đều đứng tại một điểm xuất phát y hệt nhau và cần vận dụng toàn bộ năng lực sáng tạo, tư duy logic và tính sáng tạo linh hoạt của mình.

Tương tự như vậy, một công ty lớn cũng áp dụng phương thức này vào quy trình tuyển dụng của mình. Sau một vòng kiểm tra kiến thức chung, các ứng viên được đưa vào phỏng vấn riêng với cùng một câu hỏi như nhau, đó là: “Trong vòng 30 giây, hãy biến 10 + 4 = 2 trở thành mệnh đề có nghĩa. Bạn có làm được không?”

Trong tình huống không có sự chuẩn bị về tâm lý và bị giới hạn thời gian chỉ có 30 giây, nhiều ứng viên bối rối trước mệnh đề số học vô lý này. Họ suy nghĩ một lúc đều không thể tìm ra câu trả lời cho riêng mình, vì thế không có cơ hội tiếp tục chứng minh năng lực của bản thân.

Tuy nhiên, khác biệt với đại đa số, vẫn có một số câu trả lời rất đáng chú ý được đưa ra.

Chẳng hạn như, một thanh niên mới tốt nghiệp đại học tự tin cho biết: “Tôi đã từng gặp dạng câu hỏi này nhiều rồi, câu trả lời hết sức đơn giản, chỉ cần thay dấu bằng (=) với dấu khác (≠) là mệnh đề này đã trở nên có nghĩa: 10 + 4 ≠ 2”.

Một người khác cũng đưa ra câu trả lời vô cùng đặc biệt: “Nếu giữ nguyên mệnh đề này thì rất khó có thể chứng minh nó có nghĩa, nhưng thêm đơn vị của phép tính, chúng ta sẽ có 10 ngày + 4 ngày = 2 tuần (tương đương 14 ngày)”.

Người thứ ba cũng nói lên đáp án của mình: “Trong lúc tính giờ cho câu hỏi này, tôi đã vô tình phát hiện ra rằng, không phải 10 giờ + 4 giờ = 14 giờ = 2 giờ chiều sao? Vậy thì mệnh đề này đã trở nên có nghĩa rồi”.

Ba ứng viên với ba cách trả lời hoàn toàn khác biệt đều ít nhiều gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhân tố mà doanh nghiệp tìm kiếm ở đây không phải một câu trả lời cố định với đáp án chính xác không sai một chữ nào mà là năng lực tư duy, khả năng phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc của người phỏng vấn khi đối mặt với một khó khăn bất ngờ như vậy. Thông qua từng biểu hiện của ứng viên, các nhà quản lý sẽ đánh giá được bản chất thực sự.

Phỏng vấn: “Làm thế nào để biến 10 + 4 = 2?”, ứng viên chỉ mất 30 giây đã chứng minh năng lực mà công ty nào cũng cần có - Ảnh 2.

Chỉ người nào có thể bỏ qua sự hoang mang, bối rối, nhanh chóng thay đổi tâm tình để tập trung tìm kiếm đáp án trong áp lực được đặt ra về giới hạn thời gian mới có thể chiến thắng cuối cùng.

Linh hoạt sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây là một cách để rèn luyện tính quyết đoán. Thiếu đi sự linh hoạt, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Minh chứng điển hình là Richard Branson, một trong những người đàn ông giàu nhất hành tinh. Ông cho rằng nhiều ý tưởng táo bạo nhất lại đến từ những cuộc thảo luận ngoài phòng họp hay xảy ra ở một nơi nào đó như bãi biển chẳng hạn. Đó là lý do mà trong hơn 50 năm phát triển sự nghiệp, tỷ phú này chưa từng sở hữu một bàn làm việc chính thức tại văn phòng.

Richard Branson từng nói rằng: "Tôi thích làm việc trong bồn tắm, trên võng hay ghế sofa hơn. Không gian làm việc linh hoạt sẽ khiến bạn thực hiện công việc thú vị hơn."

Thật dễ dàng để thu hút nhân tài khi bạn cởi mở và linh hoạt. Sẽ không hiệu quả khi bạn bắt nhân viên làm việc theo cách thông thường. Sự linh hoạt và sáng tạo chính là những nhân tố quan trọng nhất mà chỉ con người mới phát huy được, chứ không phải máy móc hay robot được tự động hóa theo một công thức rập khuôn liên tục.

Chính nhờ sự linh hoạt, nắm bắt nhanh nhẹn, ông đã tìm ra được phương pháp quản lý mới dựa trên độ tuổi, cách cộng tác của con người vô cùng hiệu quả, và đó chính là lý do lớn giúp ông có chỗ đứng trên đấu trường kinh doanh thế giới.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên