MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phụ huynh ở Khu vực tuyển sinh này đang "mừng rớt nước mắt", cả năm mất ngủ giờ thở phào nhẹ nhõm: Đừng ăn mừng quá sớm!

13-05-2024 - 08:40 AM | Sống

Những phụ huynh có con đang học ở Khu vực tuyển sinh này đang thở phào nhẹ nhõm.

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, khu vực tuyển sinh 3 (Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân) có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng dự thi và xét tuyển lớp 10 công lập cao nhất thành phố với 12.319 em, trong khi đó tổng chỉ tiêu của khu vực này chỉ 6.385 em, tức tỷ lệ chọi trung bình là 1/2,14.

Đứng thứ 2 là Khu vực tuyển sinh 10 (Chương Mỹ, Hà Đông, Thanh Oai) tỷ lệ chọi trung bình 1/1,66. Xếp thứ 3 là khu vực 5 (Gia Lâm, Long Biên) có tỷ lệ 1/1,63. Thấp nhất là khu vực 7 (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức) với tỷ lệ trung bình 1/0,90.

Phụ huynh ở Khu vực tuyển sinh này đang

Phụ huynh ở Khu vực tuyển sinh này đang

Tỷ lệ chọi trung bình tại các khu vực tuyển sinh

Vậy nên hiện tại, những phụ huynh có con đang học ở Khu vực tuyển sinh 7 đang được thở phào nhẹ nhõm phần nào, bởi tỷ lệ chọi thấp thì đồng nghĩa với việc cơ hội trúng tuyển vào các trường công lập của con sẽ cao hơn. Tuy nhiên, học sinh và phụ huynh cũng không nên giữ tâm lý chủ quan.

Tỷ lệ chọi thấp thì điểm chuẩn sẽ thấp?

Tỷ lệ chọi không quyết định tất cả. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, không có căn cứ nào về việc tỷ lệ chọi cao thì điểm thi cùng điểm chuẩn cao và ngược lại, cũng không thể khẳng định 100% rằng tỷ lệ chọi thấp học sinh sẽ dễ dàng trúng tuyển.

Điểm chuẩn trúng tuyển từng năm phụ thuộc nhiều yếu tố, như: Số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển, chỉ tiêu, đề thi, lực học của học sinh... Tỷ lệ chọi chỉ là một trong những thông tin để thí sinh tham khảo, biết rõ hơn về mối tương quan giữa chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường đó, trong năm học đó.

Thay vì giữ tâm lý lo lắng vì tỷ lệ chọi quá cao, hay vui mừng vì tỷ lệ chọi thấp dưới 1, phụ huynh và học sinh hãy xem xét kỹ lưỡng điểm chuẩn của các năm trước để có cái nhìn khách quan hơn về "cuộc chiến" này. Các em học sinh cũng nên tập trung vào việc duy trì sức khỏe tốt, giữ tâm trạng bình tĩnh và ôn tập chăm chỉ. Việc làm này sẽ hữu ích hơn nhiều so với việc lo lắng không ngừng về tỷ lệ chọi. Điều này không chỉ giúp học sinh giữ được tâm lý vững vàng mà còn giúp tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức, từ đó nâng cao hiệu quả ôn tập.

Trong giai đoạn này, học sinh phải giữ tinh thần lạc quan và niềm tin vào khả năng của bản thân. Phụ huynh sẽ giúp con trẻ xây dựng tâm lý vững vàng trong giai đoạn này. Cha mẹ hãy thường xuyên động viên con mà không đặt nặng vấn đề thành tích, để con có thể thuận lợi tiến bước vào kỳ thi mà không cảm thấy quá tải.

Theo Đông (t/h)

Phụ Nữ mới

Trở lên trên