MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phúc Sinh Group và câu chuyện tiêu thụ cà phê nội địa

29-03-2019 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Mong muốn mang những gì tinh túy nhất của cà phê Việt trở về với người tiêu dùng nội địa, Phúc Sinh Group đã giới thiệu dòng sản phẩm cao cấp Blue Son La. Lần đầu tiên tín đồ cà phê Việt được thưởng thức "Specialty Coffee" mà không cần nhập khẩu.

Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch Phúc Sinh Group, cho biết: doanh nghiệp đã tìm về vùng đất Sơn La, nơi có điều kiện phù hợp để trồng cà phê Arabica, loại cà phê ngon nhất, và đầu tư phát triển tại đây. Với sự kế hoạch bài bản theo hướng bền vững, chỉ sau 2 năm, dự án đã "Đơm trái ngọt" khi cho ra đời hạt cà phê chất lượng hảo hạng. Từ nguồn nguyên liệu quý này, Phúc Sinh Group đã nghiên cứu để chế biến nên sản phẩm cà phê rang xay cao cấp Blue Son La dành cho thị trường nội địa.

Phúc Sinh Group và câu chuyện tiêu thụ cà phê nội địa - Ảnh 1.

Chủ tịch Phúc Sinh Group Phan Minh Thông giới thiệu Blue Son La trong buổi họp báo ra mắt sản phẩm.

Nhắc đến cà phê, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những địa danh như Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng. Khi nghe anh chia sẻ Sơn La cũng có cà phê ngon thì thật sự bất ngờ. Vì sao anh lại có quyết định gắn bó với Sơn La và đầu tư nhà máy tại đây?

Năm 2017, trong một chuyến lên Sơn La cùng anh em bạn bè, anh ấy đã ngạc nhiên khi thấy vùng đất này trồng quá nhiều cây cà phê, mà ở đây lại toàn là giống Arabica. Do Phúc Sinh có kinh nghiệm về xuất khẩu hàng nông sản, trong đó có cà phê nên cũng biết về giá trị của hạt cà phê Arabica được các nhà nhập khẩu quốc tế ưa chuộng như thế nào. Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết chất lượng hạt cà phê Sơn La không hề thua kém những loại cà phê hàng đầu thế giới.

Cũng xin chia sẻ thêm là dù có lịch sử trồng cà phê 30-40 năm nhưng Sơn La chưa hề có một nhà máy cà phê tầm cỡ. Vì lẽ đó mà chúng tôi đã quyết định đầu như nhà máy hiện đại, công nghệ máy móc Columbia với vốn ban đầu 100 tỷ đồng ngay tại địa phương để sản xuất hạt cà phê chất lượng phục vụ xuất khẩu.

Kỳ công "đánh thức" vùng cà phê đặc sản Sơn La như vậy, Phúc Sinh Group đã có đã có kế hoạch gì để nơi đây "thức mãi" mà không bị ngủ quên?

Trước khi đến với Sơn La thì Phúc Sinh cũng đã hợp tác cùng bà con các tỉnh Tây Nguyên để canh tác cây cà phê theo phương thức nông nghiệp bền vững. Nhờ đó mà chúng tôi sản xuất được dòng sản phẩm Blue Dak Lak đang được đối tác nước ngoài ưa chuộng. Tại Sơn La, chúng tôi cũng đưa quy trình sản xuất đó ứng dụng cho bà con nông dân, khuyến khích họ trồng cà phê theo chuẩn UTZ (chứng nhận toàn cầu bảo đảm sản xuất một cách có trách nhiệm).

Trong đó, để đảm bảo chất lượng cây trồng, người nông dân phải hiểu về quy trình tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, cách sử dụng các hóa chất nông nghiệp: vi sinh, kiểm soát côn trùng dịch hại tổng hợp (IPM), cách thức thu hái, phơi phóng an toàn, cách đóng bao nguyên liệu, vận chuyển đến kho…

Nói đến câu chuyện hợp tác với người nông dân thì cái khó khăn muôn thuở vẫn là đầu ra cho sản phẩm. Phúc Sinh đã có kinh nghiệm nên chúng tôi luôn sẵn sàng thu mua với giá cao hơn thị trường nếu sản phẩm đạt chất lượng để họ yên tâm. Có lẽ vì vậy mà chỉ sau 2 năm đầu tư, chúng tôi đã thu được 50 container tấn hạt cà phê đạt chất lượng để xuất đi nước ngoài.

Phúc Sinh Group và câu chuyện tiêu thụ cà phê nội địa - Ảnh 2.

Những quả cà phê chín mọng làm nên "Specialty Coffee" hàng đầu thế giới.

Một thời gian dài, người Việt có câu "Của ngon chỉ dành cho xuất khẩu". Với hạt cà phê hảo hạng như thế, vì sao Phúc Sinh không mang xuất ra nước ngoài hết mà lại để dành phục vụ cho thị trường trong nước?

Trong một lần gặp gỡ đối tác nước ngoài, khi tôi nói Việt Nam cũng có "Specialty Coffee", tức là loại cà phê đặc biệt, đạt từ 80 điểm trở lên trong thang điểm 100 thì họ không tin. Tự ái vì điều đó tôi đã kiên trì gửi hàng để họ trải nghiệm và thật vui là sau quá trình kiểm tra nghiêm ngặt các chỉ số thì đã được công nhận hàng mình đạt 84 điểm.

Cũng chính vì người nước ngoài có ý nghĩ cà phê Việt không ngon nên tôi muốn làm ra một sản phẩm hàng Việt cho thế giới thấy cà phê chúng ta ngon như thế nào. Và hơn hết là để những người đam mê cà phê Việt được thưởng thức vị cà phê hảo hạng được trồng và sản xuất tại thị trường nội địa chứ không cần phải nhập khẩu như trước đây.

Vì sao sản phẩm ra mắt đợt này lại là Blue Son La mà không phải là một tên gọi khác?

Chúng ta cũng biết màu xanh - Blue là biểu trưng cho an toàn thực phẩm trên thế giới. Nên Phúc Sinh muốn sản phẩm của mình thể hiện được tính an toàn qua quy trình sản xuất thân thiện môi trường, đảm bảo 3 không: “ Không phụ gia, Không chất độc hại, Không pha trộn tạp chất”. Còn Sơn La là cái nôi để làm ra hạt cà phê đặc sản nên chúng tôi quyết định chọn Blue Son La là thương hiệu cho dòng sản phẩm cao cấp này.

Từ nông trại đến tách cà phê “From Farm To Cup” là lời khẳng định về chất lượng sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi kiểm soát sản phẩm của mình từ nông trại cho tới một ly cà phê ngon trên tay khách hàng. Blue Son La với vị hơi chua, thanh khiết, nhẹ nhàng, hương thơm cam rừng và hậu vị ngọt mật ong, sẽ khiến người uống cảm thấy như hoa nở trên miệng. Sản phẩm được đóng gói sang trọng, đẹp mắt nên rất thích hợp làm món quà biếu tặng bạn bè đối tác.

Phúc Sinh Group và câu chuyện tiêu thụ cà phê nội địa - Ảnh 3.

Sản phẩm Blue Son La vừa ra mắt thị trường.

Blue Son La giá 365.000/gói (454 gr)

Phân phối tại hệ thống K-Shop tại THCM và Hà Nội, trên website www.tiki.vn hoặc www.kphucsinh.vn

Danh sách K-Shop:

Tại Hồ Chí Minh:

238-240 Võ Văn Kiệt, Quận 1

61 đường 41, Phường 6, Quận 4

Tại Hà Nội:

37 Hàng Vải, Phố Cổ Hà Nội

23-B12 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

Số 14-16 đường Núi Đôi, Thị Trấn Sóc Sơn, Hà Nội.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên