PIMCO: Chiến tranh lạnh tiền tệ đang nóng lên từng ngày và Mỹ sẽ thắng
Đồng bạc xanh yếu hơn cùng khả năng cao FED sẽ cắt giảm lại suất mang về cho Mỹ những lợi thế to lớn.
- 20-07-2019Tổng thống Mỹ lên tiếng yêu cầu Fed hạ lãi suất
- 20-07-2019Nhà đầu tư thất vọng về kỳ vọng hạ lãi suất của Fed, chứng khoán Mỹ chứng kiến đà giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5
- 19-07-2019Hy vọng Fed sẽ hạ lãi suất được thúc đẩy, chứng khoán Mỹ khởi sắc sau khi giảm 3 phiên liên tiếp
- 17-07-2019Những kẻ không vui khi FED giảm lãi suất
- 11-07-2019Kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất được thúc đẩy, Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử bứt phá vượt mốc 27.000 điểm
Joachim Fels, cố vấn kinh tế toàn cầu của Pimco, cho biết, Mỹ dường như đang nổi lên như người chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh tiền tệ đang nóng lên từng ngày. "Nếu có người chiến thắng trong cuộc chiến này thì đó sẽ là Mỹ bởi đồng USD sẽ yếu đi chứ không thể khỏe hơn kể từ thời điểm này", Fels nói với CNBC hôm 22/6.
Theo cố vấn của Pimco, cuộc chiến tranh lạnh trên mặt trận tiền tệ đề cập đến một cuộc xung đột không những là sự can thiệp của các ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối mà còn là cắt giảm lãi suất, lãi suất âm, nới lỏng định lượng và kiểm soát đường cong lãi suất. Trong trường hợp của nước Mỹ, những dòng tweet của Tổng thống cũng thêm tác động vào sự xáo trộn.
Fels lưu ý rằng, vào năm 2017, ngay sau cuộc bầu cử, Tổng thống Donald Trump đã nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin về sự cần thiết có một đồng USD "mềm" hơn. Sau đó, đồng bạc xanh đã yếu hơn trong suốt cả năm.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra một lần nữa, đặc biệt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng cắt giảm lãi suất. Hiện tại, khả năng FED làm việc này đang cao hơn so với Ngân hàng Trung ương châu Âu hay Ngân hàng Nhật Bản. "Chính quyền Mỹ có thể chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tiền tệ này", Fels nói.
Rõ ràng, chúng ta đang quay trở lại tình huống mà mọi người đều muốn một loại tiền tệ yếu hơn. Không ai, không ngân hàng trung ương nào, thực sự muốn có một đồng tiền mạnh và đó là lý do tại sao nó được gọi là một cuộc chiến tranh lạnh tiền tệ.
"Cuộc chiến tranh lạnh tiền tệ đang được hâm nóng", Fels lưu ý rằng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn. Các nhà phân tích cũng đã dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu, cơ quan sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào ngày 25/7, sẽ giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Tuần trước, Chủ tịch FED New York John Williams cho rằng các ngân hàng trung ương cần hành động nhanh chóng và tập trung khi lãi suất thấp và tăng trưởng kinh tế chậm lại. "Sẽ là tốt hơn khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn hơn là đợi thảm họa xảy ra rồi xử lý nó", Williams nói trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ngân hàng Trung ương.
Fels nói rằng các nhà theo dõi thị trường dự đoán 25 điểm cơ bản sẽ được giảm trong tháng 7. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem xét liệu FED có giảm thêm lãi suất trong cuộc họp tuần tới hay không. Có dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ có thể giảm 50 điểm cơ bản vào cuối năm.
Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ giảm 25 điểm cơ bản trong tháng 7 và 25 điểm cơ bản trong tháng 9 hay giảm một lần 50 điểm.
"Dù cơ hội là 50-50 nhưng tôi thiên một chút về hướng FED sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 7 và bỏ ngỏ một lần cắt giảm khác trước cuối năm", Fels nhận định.