Profile khủng của 3 học sinh Việt Nam nhận giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới: Thành viên nhỏ nhất mới 14 tuổi!
Với sáng chế mũ cách ly di động Vihelm, 3 học sinh này vinh dự được nhận danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ Thế giới.
- 10-11-20213 thí sinh Olympia giành được số điểm kỷ lục suốt 22 năm: Toàn học sinh giỏi quốc gia, có thí sinh được mệnh danh thần đồng
- 30-09-2021Chàng sinh viên học dốt thành ông chủ đế chế đạt doanh thu 250 triệu USD sau 3 năm, vượt mặt cả công ty của Kim Kardashian
- 09-09-2021Giảng viên đại học gây bão với những bức ảnh chụp tại “thành phố xanh”: “Lựa chọn nhà ‘vô tình’ nhưng lại quá ưng ý sau 3 năm sinh sống, không vác máy đi chụp thì cảm thấy thật có lỗi”
Năm 2021 vừa qua, sự kiện khoa học - công nghệ đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam có lẽ là thông tin về việc nhóm học sinh người Việt nhận danh hiệu Đại sứ giới trẻ Sở hữu trí tuệ của của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sĩ. Được biết, danh hiệu này đến từ sáng chế mũ cách ly di động Vihelm mà các bạn trẻ người Việt Nam đã làm với mong muốn tạo ra bước đột phá trong việc bảo vệ sức khỏe con người trước đại dịch Covid-19.
Đây là lần đầu tiên danh hiệu Đại sứ giới trẻ Sở hữu trí tuệ được WIPO trao tặng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và cũng là lần thứ hai danh hiệu này được trao trong suốt 50 năm lịch sử của WIPO (thành lập năm 1967).
Nguồn ảnh: Vihelm
3 gương mặt đem về niềm tự hào cho Việt Nam là:
- Đỗ Trọng Minh Đức (sinh năm 2003, hiện đang học tại Montverde Academy, Florida, Mỹ).
- Trần Nguyễn Khánh An (sinh năm 2006, học sinh lớp 10 trường Dewey Schools, Hà Nội).
- Nguyễn Hoàng Phúc (sinh năm 2007, học sinh lớp 9 Trường quốc tế Pháp Lfay, Hà Nội).
Xuất thân từ những ngôi trường xịn xò, chuẩn quốc tế
Được biết, cả 3 học sinh đều xuất thân từ những ngôi trường quốc tế khá có tiếng và được nhiều phụ huynh tin tưởng.
Trong đó, trường Trung học Montverde Academy mà Minh Đức đang theo học tại Mỹ là một trong những trường trung học tư thục nội trú danh tiếng và lâu đời nhất tại Mỹ. Số lượng học sinh tại trường hàng năm lên đến gần 900 người, gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình ở các trường nội trú khác. Trong đó, sinh viên quốc tế du học trung học tại Mỹ chiếm khoảng 37%.
Trường nổi bật nhờ tỷ lệ 100% học sinh chuyển tiếp thuận lợi lên các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, bao gồm cả ĐH Princeton, Harvard, Yale, Đại học California tại Berkeley... Điểm SAT trung bình của học sinh đạt đến 1290/1600. Chương trình học của trường được chia ra làm 6 nhánh khác nhau nhằm giúp định hướng nghề nghiệp cho hoc sinh: STEM, Y tế, Kinh doanh, Nghệ thuật hình ảnh (Đồ họa, thiết kế), Ngoại giao và Truyền thông.
Khuôn viên của trường Trung học Montverde Academy nhìn từ trên cao
Còn với Khánh An, cô bạn theo học trường quốc tế Dewey, Hà Nội. Ngôi trường nổi tiếng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tiện ích nằm trong các khuôn viên rộng lớn. Chương trình học tại The Dewey Schools tích hợp giữa chương trình giáo dục Quốc tế theo chuẩn Common Core của Mỹ và chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trường có bốn chương trình học khác nhau theo từng cấp: Chương trình Song ngữ tích hợp, chương trình Nâng cao, chương trình Quốc tế Adventure và chương trình Quốc tế Journey. Chương trình học tại The Dewey Schools được xây dựng cùng Trường đối tác Mount Vernon - top 10 trường học sáng tạo tại Mỹ. Trường nổi tiếng uy tín vì sự ưu tú, các sáng kiến và mô hình tư duy thiết kế - Design thinking.
Cơ sở hoành tráng Tây Hồ Tây của trường Dewwy
Riêng trường Quốc tế Pháp Lfay (Lycée français Alexandre Yersin) mà Hoàng Phúc đang theo học vốn nổi tiếng với cách tuyển sinh gắt gao. Được biết học sinh muốn thi vào trường phải trải qua bài kiểm tra năng lực tiếng Pháp với kỹ năng nghe, hiểu và nói. Thứ tự xem xét hồ sơ khi đăng ký cũng được trường ưu tiên cho các học sinh quốc tịch Pháp hoặc học sinh đến từ một trường học ở Pháp hoặc thuộc hệ thống AEFE hoặc được Bộ Giáo dục quốc gia Pháp công nhận, sau đó là các đối tượng khác.
Trường Quốc tế Pháp chia học phí theo cấp và quốc tịch, không chia theo từng lớp. Năm học 2020-2021, học phí của trường dao động từ 107-210 triệu đồng/năm, tùy theo cấp học và quốc tịch.
Kiến trúc độc đáo của trường Quốc tế Lfay, ngôi trường có cách thức tuyển sinh gắt gao
Tham gia dự án khi còn là học sinh học sinh trung học
Minh Đức là du học sinh Mỹ nhưng đã trở về Việt Nam từ khi dịch Covid-19 trở nên căng thẳng tại Mỹ hồi 2020. Trong bối cảnh đó, một ý tưởng lóe lên trong đầu của nam sinh này về việc cách ly y tế bằng phương pháp "cách ly di động", tức là F0 hay F1 có thể đội một loại mũ bảo hiểm đặc biệt và ra ngoài sinh hoạt bình thường. Từ ý tưởng này, cậu bạn được sự dẫn dắt của thầy giáo và sự chung tay của Khánh An cùng Hoàng Phúc để thực hiện dự án.
Khi tham gia dự án sáng chế mũ cách ly di động Vihelm, Minh Đức chỉ mới 16 tuổi, Khánh An khi đó còn chưa lên cấp 3 và Hoàng Phúc chỉ mới là học sinh lớp 7.
Hiện tại, mũ Vihelm đã được phép bán tại các thị trường Mỹ, châu Âu và Việt Nam sau những đánh giá và kiểm định gắt gao.
Trần Nguyễn Khánh An, Đỗ Trọng Minh Đức, Nguyễn Hoàng Phúc và phái đoàn Việt Nam tại sự kiện trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ Thế giới tại trụ sở WIPO
Nói về thành tựu đáng tự hào này, nữ sinh Khánh An chia sẻ trên sóng VTV trong bản tin Thời sự gần đây: "Thế hệ của bọn mình thực sự rất may mắn khi được sinh ra trong thời đại công nghệ số hóa vượt bậc, nó không bị phân biệt bởi điều gì cả, ai cũng có cơ hội, ai cũng có quyền để tiếp thu những cái gì mà mình mong muốn!".
Ảnh: Vihelm, VTV, Website các trường
Doanh nghiệp và tiếp thị