MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây "náo loạn" thị trường khí đốt toàn cầu

17-03-2021 - 12:22 PM | Thị trường

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây "náo loạn" thị trường khí đốt toàn cầu

Nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới, Qatar Petroleum, đang lên kế hoạch mở rộng mạnh mẽ sản xuất – điều sẽ khiến nguồn cung LNG trên toàn cầu tăng mạnh trong thập kỷ tới, có thể sẽ đẩy giá xuống thấp hơn nữa.

Trong khi các hãng sản xuất khí đốt trên toàn cầu đang chật vật với khó khăn vì giá khí đốt thấp thì Qatar Petroleum vào tháng 2/2021 đã tuyên bố sẽ tăng sản lượng LNG thêm khoảng 40% lên 110 triệu tấn vào năm 2026, khi giai đoạn 1 của dự án mở rộng North Field LNG – dự án LNG lớn nhất từ trước tới nay – hoàn tất; và sẽ tăng tiếp lên 126 triệu tấn vào năm 2027. Mức sản lượng đó đủ để đáp ứng tổng nhu cầu nhập khẩu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc – hai nước nhập khẩu LNG lớn thứ 3 và lớn nhất thế giới – cộng lại.

Nhà phân tích Saul Kavonic của Credit Suisse cho biết, thị phần của Qatar đã tăng mạnh trong 2 năm qua, là một trong những lý do chính gây áp lực giảm giá LNG trong cùng thời kỳ.

Trong khi đó, Chong Zhi Xin, giám đốc công ty nghiên cứu IHS Markit, cho biết: "Với quyết định này, Qatar sẽ một lần nữa khẳng định vị thế thống trị của mình với tư cách là nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới", và thêm rằng: "Quyết định này chắc chắn sẽ tác động đến nhiều công ty khác. Chúng tôi dự đoán các doanh nghiệp cùng lĩnh vực sẽ phải xem xét kỹ lưỡng các dự án của họ để xác định xem họ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này hay không".

Nhà phân tích Saul Kavonic của Credit Suisse cho biết, thị phần của Qatar đã tăng mạnh trong 2 năm qua, là một trong những lý do chính gây áp lực giảm giá LNG trong cùng thời kỳ.

Xuất khẩu LNG của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây náo loạn thị trường khí đốt toàn cầu - Ảnh 1.


Chi phí của Qatar thấp

Qatar, chiếm 1/5 nguồn cung cấp LNG toàn cầu, cho đến nay luôn là nhà sản xuất LNG có chi phí thấp nhất thế giới.

Theo Alex Dewar, Giám đốc cấp cao của Trung tâm nghiên cứu vè năng lượng thuộc Boston Consulting Group (BCG), trong khi LNG của Qatar xuất sang thị trường Bắc Á chỉ khoảng 4 USD/triệu đơn vị nhiệt lượng Anh (mmBtu) thì của Nga, Mozambique và Mỹ lên tới khoảng 5 – 8 USD/mmBtu; của Australia thậm chí còn tới 7-11 USD/mmBtu.

Giá bán LNG của Qatar tới các thị trường chủ chốt và mối quan hệ giữa giá LNG và giá dầu Bent

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây náo loạn thị trường khí đốt toàn cầu - Ảnh 2.

Với sự kết hợp giữa việc mở rộng dự án North Field, những họp đồng hiện đang thực hiện với các khách hàng sẽ hết hạn, và liên doanh dự kiến - Golden Pass - ở Mỹ, chắc chắn đến năm 2027 "gã khổng lồ về dầu khí" – Qatar – sẽ có dư 70 – 75 triệu tấn khí gas chưa bán hết. Đó sẽ là áp lực lớn đối với thị trường khí đốt toàn cầu.

Các thị trường xuất khẩu LNG của Qatar

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây náo loạn thị trường khí đốt toàn cầu - Ảnh 3.

Và thực sự Qatar Petroleum đã chứng tỏ việc họ sẵn sàng hạ giá để có được các hợp đồng giao dịch. Chẳng hạn như tháng trước đã ký một thỏa thuận thời hạn 10 năm với Pakistan với mức giá thấp hơn "slope" 10,2% so với xu hướng giá dầu Brent. Năm 2016, hãng này đã từng ký một thỏa thuận kỳ hạn 15 năm với mức giá "slope" khoảng 13,37% so với giá dầu Brent dự báo – là mọt trong những hợp đồng có giá thấp nhất trong lịch sử thị trường khí gas.

Được biết, giá trong hợp đồng mua bán LNG thường biểu thị bằng mức "slope" so với dầu Brent, tức là tỷ lệ phần trăm bám theo giá dầu Brent.

Các phương tiện truyền thông cho biết, các hãng khí gas sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với Qatar Petroleum ở mức giá đó, mà chỉ có thể cạnh tranh bằng việc linh hoạt hơn trong vấn đề nguồn cung.

Xuất khẩu LNG của Qatar tới 9/3/2021 đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020

Qatar đã và sẽ tiếp tục gây náo loạn thị trường khí đốt toàn cầu - Ảnh 4.

Thị trường khí đốt Châu Á những tháng qua biến động rất mạnh. Trong tuần qua, giá LNG Châu Á đảo chiều tăng sau khi giảm mạnh trước đó, do nguồn cung từ Nga bị gián đoạn trong khi Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng mua vào.

Theo đó, giá LNG kỳ hạn tháng 4 tại thị trường Đông Bắc Á là khoảng 6,5 USD/mmBtu, tăng 80 US cent so với tuần đầu tiên của tháng 3; LNG kỳ hạn tháng 5 hiện giá khoảng 6,55 USD/mmBtu.

Trong khi sản xuất khí ở miền Đông nước Nga gặp sự cố thì giao dịch tại Châu Á vẫn sôi động. Công ty Unipec của Trung Quốc đang tìm kiếm 9 chuyến tàu chở khí kỳ hạn tháng 4 và 5/2021. Có thông tin cho biết hãng này có thể đã trả gia mua khoảng 6 – 6,1 USD/mmBtu. Còn Indian Oil Corp của Ấn Độ cũng đang tìm kiếm 1 chuyến hàng giao vào tháng 4, trong khi Gujarat State Petroleum Corp (GSPC) tìm mua 3 chuyến hàng kỳ hạn giao từ tháng 4 đến tháng 6/2021.

Tham khảo: Refinitiv

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên