Qatar tuyên bố rút khỏi OPEC vào ngày 1/1/2019
Theo lời Bộ trưởng năng lượng Qatar, nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) từ ngày 1/1/2019.
- 24-11-2018Dầu trượt giá thảm hại, OPEC vội vã họp sớm nhưng cắt giảm sản lượng là bài toán khó
- 12-11-2018Nga cảnh báo OPEC không "vội vàng thay đổi chính sách" vì biến động giá dầu
- 15-07-2018OPEC cảnh báo những "rủi ro" từ chiến tranh thương mại đối với thị trường dầu mỏ
- 25-05-2017OPEC nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng
- 30-03-2017OPEC và đồng minh vừa ký xong quyết định cắt giảm sản lượng, Mỹ lại "điền vào chỗ trống" nhưng thế giới có thể sẽ thiếu dầu vào năm 2020
Tuyên bố này diễn ra ngay trước thềm cuộc họp của OPEC nhằm điều chỉnh sản lượng trong bối cảnh giá dầu sụt giảm nghiêm trọng trong vài tuần qua. Vào ngày 6/12, nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nhà xuất khẩu dầu ngoài OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna, Áo để bàn về việc cắt giảm sản lượng. Các nhà phân tích kỳ vọng các nhà xuất khẩu sẽ giảm 1 đến 1,4 triệu thùng/ngày so với mức cao nhất hồi tháng 10.
Việc Qatar tuyên bố rời OPEC sẽ gây ra một số tác động. Hiện tại, sản lượng dầu của quốc gia này là 600.000 thùng/ngày. Qatar là quốc gia xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Trong OPEC, Ả rập Xê út mới là quốc gia Trung Đông có ảnh hưởng nhất và cũng là nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất.
Bên ngoài OPEC, sản lượng dầu của Nga là lớn nhất với 11,37 triệu thùng/ngày trong tháng 11, cách không xa so với kỷ lục 11,41 triệu thùng/ngày từng được ghi nhận khi Liên bang Xô Viết còn tồn tại.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang bơm ra lượng dầu kỷ lục với mức lớn chưa từng thấy lên tới 11,5 triệu thùng/ngày. Các nhà phân tích còn cho rằng, Mỹ có thể sẽ gia tăng sản lượng vào năm 2019.