Quả khế có 1 loại độc chất: Bác sĩ chỉ rõ nhóm người tuyệt đối không được ăn khế vì sẽ bị ngộ độc nặng, có thể tử vong
Thuộc nhóm người này thì tốt nhất bạn không nên ăn khế kẻo có thể nhập viện vì ngộ độc, thậm chí tử vong.
- 30-07-2019Móng tay có thể báo động tình trạng sức khỏe, có một số biểu hiện lạ thường này cần gặp bác sĩ ngay
- 29-07-2019Bác sĩ 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ nhờ uống một loại nước mỗi ngày
- 29-07-20197 hiểu lầm tai hại về thiền định mà ai cũng "truyền miệng": Không sớm loại bỏ, tập chăm chỉ đến đâu cũng chẳng thấy tác dụng!
Tháng 1 đầu năm nay, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân T.V.Q, 65 tuổi, không có tiền sử về bệnh. Theo lời kể, nghe theo chỉ dẫn trên internet, người bệnh đã mua 1kg khế ép lấy nước uống cho sức khỏe được tốt hơn. Tuy nhên, 1 tiếng sau khi uống hết số nước ép khế thì người bệnh bị bị nôn ói, mệt, tiểu ít, nước tiểu đỏ sậm và phải nhập cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị tổn thương thận cấp do nước ép khế, được chỉ định chạy thận nhân tạo. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân sau đó được xuất viện khi chức năng thận hồi phục.
Trường hợp của bệnh nhân T.V.Q đã rất may mắn được cấp cứu kịp thời, bởi trong thực tế đã có những người đã gặp nguy kịch vì ăn khế.
Một trường hợp khác được ghi nhận vào tháng 5/2018, bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark tiếp nhận bệnh nhân N.T.Q (70 tuổi, ngụ xã Suối Trầu, H.Long Thành, Đồng Nai) trong tình trạng co giật, người tím tái và hôn mê sâu. Theo chia sẻ của người nhà, ông Q. đã ăn 4 quả khế, khoảng 30 phút sau thì có triệu chứng buồn nôn, vật vã co giật nên đưa đi cấp cứu. Được biết, ông Q. đang bị suy thận phải chạy thận định kỳ. Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hôn mê vì bị ngộ độc caramboxin do ăn khế. Sau đó ông được làm thủ tục chuyển lên BV Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục điều trị.
Người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Thủ phạm chính là chất caramboxin có trong khế.
Caramboxin không được xem là chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh. Không hề có thuốc giải độc cho nên bệnh nhân mắc bệnh thận không được phép ăn khế.
Theo dữ liệu về thực vật độc hại của FDA Hoa Kỳ vào năm 1998 và 2003, đã có các báo cáo về độc tính của quả khế trên thận và thần kinh của bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Bác sĩ LV Jianru của bệnh viện Đào Viên (Đài Loan) cho biết, trong quả khế có chứa một số chất kích thích thần kinh não. Sau khi ăn, nó sẽ gây ra phản ứng độc tố thần kinh, có thể dẫn đến mất ngủ, bồn chồn… Từ đó dẫn đến hôn mê, tê liệt và thậm chí là tử vong . Tuy nhiên, miễn là người có chức năng thận bình thường, ăn vừa đủ và đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo ông Wei Quianhui, một y tá khoa chăm sóc đặc biệt, chế độ ăn của người mắc bệnh thận nên nắm chắc nguyên tắc "4 thấp", đó là: Protein thấp, natri thấp, kali thấp, phốt pho thấp.
Bởi protein trong thực phẩm sẽ tạo ra chất thải chứa nitơ sau khi phân hủy, gây ra gánh nặng cho thận. Uống quá nhiều natri có thể làm tăng tích tụ nước, dẫn đến phù nề. Uống quá nhiều ion kali, có thể gây hại cho thận.
Khi thận suy yếu, cơ quan này sẽ không thể bài tiết phốt pho trong cơ thể, do đó người bệnh cần phải chú ý giảm tải thực phẩm chứa phố pho.
Còn theo bác sĩ Lv Jianru, chế độ ăn của bệnh nhân mắc bệnh thận nên giảm sử dụng dưa chua và các loại gia vị. Cần tránh ăn các loại trái cây có hàm lượng kali cao, như chuối và cam.
Ngoài ra, thận không thể bài tiết phốt pho, nên cần hạn chế việc hấp thụ phốt pho nếu không có thể gây ra các triệu chứng như tổn thương xương và xơ cứng động mạch. Đặc biệt, dù khế là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, nó phù hợp với sức nóng mùa hè, nhưng bệnh nhân bị bệnh thận phải tránh vì chúng giàu ion kali.
Chia sẻ trên trang Trí Thức Trẻ, chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết: Đúng là có rắc rối giữa việc ăn khế và những người bị thận. Người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Thủ phạm đã được xác nhận. Đó là do chất caramboxin có trong khế. Cơ chế gây ngộ độc chưa được làm rõ, do phát hiện còn quá mới, chỉ cách nay vài năm thôi.
Caramboxin không được xem chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh. Ngoài ra, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng. Những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.
Helino