MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Qua nửa đời người, tôi mới hiểu thấu giá trị của sự im lặng": Người hiểu chuyện thường là người kiệm lời

22-11-2020 - 14:38 PM | Sống

"Con người chỉ cần hai năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng." Tại sao nhỉ?

Có người từng nói rằng: "Đã là sai thì không bao giờ đúng. Còn đã là sự thật, thì sẽ mãi là sự thật. Cho dù bạn có nói gì, tôi vẫn luôn tin rằng im lặng là vàng." Lần đầu nghe, có thể bạn vẫn chưa thể hiểu được ngay ý nghĩa của câu nói này. Nhưng nếu ngẫm nghĩ thêm một vài lần, biết đâu bạn lại thấy hình bóng của mình trong đó. Đã có khi nào, bạn lựa chọn im lặng chưa?

Ngay cả khi có rất nhiều điều muốn nói, bạn lại không tìm được bất cứ ai để chia sẻ. Trong quá trình trưởng thành, bạn học được một điều. Người hiểu bạn không cần bạn phải giải thích. Bạn cũng không cần giải thích với người không hiểu mình. Đã từ rất lâu rồi, chúng ta thà im lặng và mỉm cười còn hơn là nói ra.

Khi chưa trải sự đời, ta hay nghĩ những chuyện vặt vãnh là khởi nguồn cho mọi rắc rối. Sau khi đã kinh qua những thật giả trắng đen trong đời, bạn sẽ học được cách im lặng. Im lặng không phải vì bạn đần mà là vì bạn đã hiểu.

Khi chạm đáy tuyệt vọng, chúng ta sẽ tạm thời cảm thấy mình biến mất khỏi thế giới này. Vậy rốt cuộc điều gì đã xảy ra? Để tôi nói cho các bạn nghe điều này: Sau cơn mưa, những đám mây đen đều phải quyên sinh để tìm lại màu xanh cho bầu trời.

Có thể là bạn đã nghe thấy người khác nói xấu sau lưng mình. Dự án bạn cố gắng bấy lâu nhưng lại chẳng thu được kết quả như mong muốn. Áp lực trả nợ mua nhà, mua xe khiến bạn cảm thấy nghẹt thở…

Ai trong chúng ta cũng đều tưởng rằng mình cứng cáp, cho đến khi thấy bản thân vỡ vụn trong những khoảnh khắc như vậy. Khi còn trẻ, bạn chắc chắn sẽ lên mạng kể khổ hoặc nhắn tin tâm sự với người khác. Bạn sẽ nói cho đến khi chính mình cũng cảm thấy đau đầu. Nhưng khi quay về với sự im lặng, bạn gần như rơi vào trạng thái kiệt sức. Đến hôm nay, vẫn là những nỗi niềm ấy nhưng bạn lại chẳng biết chia sẻ với ai. Chúng ta phải học cách im lặng tươi cười để người khác thấy mình vẫn ổn.

Bạn có nhiều bạn bè nhưng tri kỷ lại chẳng được mấy người. Chúng ta lựa chọn im lặng thay vì đi làm phiền họ. Trong im lặng, chúng ta sẽ tìm ra sự thật. Khi lặng im, chúng ta sẽ tìm lại chính mình. Đời là bể khổ. Có những đoạn đường chỉ có mình bạn đi. Có những nỗi khổ chỉ có mình bạn chịu.

Những lời an ủi của người khác cũng chỉ giúp bạn giải tỏa nhất thời. Về lâu dài, bạn vẫn phải tự dựa vào mình là chính. Hãy im lặng để tập trung vào chữa lành những vết thương. Tích cực trau dồi năng lực của bản than, để sống một cuộc đời tốt hơn.

Bạn cần phải trở thành một người có tiếng nói và có sức mạnh. Không cần nói quá nhiều nhưng mỗi câu bạn nói ra đều phải đi vào lòng người và quan trọng nhất là thành thật với chính bản thân mình.

Ngoài kia luôn có quá nhiều náo nhiệt. Sự náo nhiệt ấy khi đi mất, sẽ luôn mang đi mất thứ gì quý báu, làm bạn cảm thấy hụt hẫng. Nhưng trong tĩnh lặng, bạn sẽ được ban tặng khoảng thời gian quý báu để hoàn thiện bản thân.

"Con người chỉ cần hai năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng." Tại sao nhỉ?

Vì người ngoài chỉ nhìn vào kết quả, còn quá trình diễn biến ra sao sẽ luôn chỉ có mình bạn biết. Bạn nói cho người khác biết, họ cơ bản cũng chẳng quan tâm. Vì vậy, bạn nên im lặng và học cách lắng nghe nhiều hơn. Hãy dùng hành động thay cho lời nói. Dần dần, bạn sẽ hiểu đời hiểu người.

Đời là bể khổ. Im lặng là nỗi cô đơn của con người. Nhưng ở một giác độ nào đó, biết đâu nó lại là niềm vui của người khác.

Hi vong bạn sẽ luôn lạc quan và yêu đời. Hãy cứ đi tìm những niềm vui nhỏ bé. Hãy thật tỉnh táo và sâu sắc. Đừng để lòng ôm mãi những lo âu. Hãy để mỗi lần im lặng là một lần ta thấy bình yên. Dù thời gian không biết nói nhưng nó sẽ luôn cho bạn một câu trả lời chính xác nhất. Người nào học được cách trầm tĩnh và trưởng thành, người đó sẽ luôn nhận được những phần thưởng xứng đáng từ cuộc sống.


Theo Đình Trọng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên