Quan chức Anh: Quân đội Nga 'thụt lùi 18 năm' sau hai năm xung đột, phải tháo tủ lạnh lấy linh kiện
Theo một quan chức hàng đầu của Anh, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến quân đội Nga phải phụ thuộc vào các linh kiện lấy từ tủ lạnh đã qua sử dụng.
- 28-01-2024Đến Warren Buffett cũng có lúc thừa nhận sai lầm: Ôm cổ suốt 20 năm, bán vội trong 3 tháng nhưng bây giờ giá tăng hơn gấp đôi
- 28-01-2024Sự thật đằng sau “Chiến thần livestream 3 giây” bán vài triệu sản phẩm, kiếm 350 tỷ trong 1 tuần: Cái giá phải trả cũng không hề rẻ!
- 28-01-2024Cơn bĩ cực của nông dân Pháp: Kiếm hơn 18 triệu đồng/tháng vẫn chẳng đủ sống, từ niềm tự hào nuôi sống toàn dân đến cảnh phải xuống đường đấu tranh
Trang Newsweek đưa tin, James Kariuki - Phó đại diện thường trực của Vương quốc Anh tại Liên hợp quốc - cho biết trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York hôm 22/1 rằng, quân đội Nga đã "thụt lùi 18 năm" sau gần hai năm xung đột.
Ông Kariuki cáo buộc Nga mua vũ khí và thiết bị từ các nước như Triều Tiên và Iran, đồng thời bác bỏ tuyên bố của Nga về việc "bảo vệ quyền của những người nói tiếng Nga ở Ukraine".
Ông Kariuki nói: "Việc hiện đại hóa quân đội của Nga đã thụt lùi 18 năm. Bây giờ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đang tháo dỡ các linh kiện của tủ lạnh... Và để làm gì? Để mất hơn một nửa diện tích đất mà họ đã chiếm giữ kể từ tháng 2/2022 và 1/5 Hạm đội Biển Đen?"
Ông Kariuki nói thêm: "Cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, không phải người Nga và chắc chắn không phải người Ukraine."
Theo Newsweek, không rõ ông Kariuki cho rằng Nga có thể chế tạo thiết bị gì từ các linh kiện của tủ lạnh. Và Newsweek cũng chưa thể xác minh được tuyên bố này.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã gia tăng đáng kể hoạt động sản xuất vũ khí và thiết bị vào năm ngoái, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế khiến việc sản xuất trở nên khó khăn hơn kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát vào 2/2022.
Một báo cáo do hãng thông tấn nhà nước Nga TASS công bố cho biết, hơn 2.200 xe chiến đấu bọc thép, 1.400 xe chở pháo và tên lửa, 1.400 xe bọc thép và hơn 10.600 xe ô tô đã được sản xuất vào năm 2023.
Theo Newsweek, có thông tin cho rằng Moscow đã và đang củng cố kho vũ khí của mình với sự trợ giúp của máy bay không người lái cảm tử "Shahed" và các linh kiện từ Iran, cũng như tên lửa đạn đạo và đạn pháo được cho là vận chuyển từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, khi xung đột kéo dài, quân đội Nga cũng mất đi trang thiết bị và nhân lực với tốc độ chóng mặt.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine hôm 22/1 cho biết, chỉ tính từ ngày 20/1, Nga đã có 2.340 binh sĩ thiệt mạng, mất 21 xe tăng, 34 xe bọc thép và 28 hệ thống pháo.
Trong khi đó, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 22/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Mỹ gửi vũ khí "cũ" cho quân đội Ukraine trong cuộc xung đột.
Ông Lavrov tuyên bố rằng, mục tiêu chính của việc Mỹ viện trợ cho Ukraine là nâng cấp kho vũ khí của Mỹ trong khi "những món đồ cổ xưa đang được sử dụng ở Ukraine".
Ông Lavrov lập luận rằng chính phủ Mỹ đang coi cuộc xung đột "như một dự án kinh doanh sinh lời".
Theo một báo cáo do The Washington Post công bố vào tháng 11/2023, số tiền viện trợ được các nhà lập pháp Mỹ thông qua để trang bị vũ khí cho Ukraine không được rót thẳng cho Ukraine mà đang được sử dụng cho nước Mỹ để chế tạo vũ khí mới hoặc thay thế số vũ khí chuyển giao cho Kiev từ kho của Mỹ.
Trong số 68 tỷ USD viện trợ quân sự mà Quốc hội Mỹ thông qua cho Ukraine kể từ đầu cuộc xung đột, gần 90% rơi vào túi người Mỹ, báo cáo của Washington Post cho hay.
Đời sống và Pháp luật