MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

Hà Đông là một quận nằm ở Tây Nam khu vực nội thành của thành phố Hà Nội, trước là thành phố thủ phủ của tỉnh Hà Tây.

Ngày 1/8/2008, Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII và từ ngày 8/5/2009 trở quận Hà Đông trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử-văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh, đang trên đường trở thành đô thị phát triển toàn diện của Thành phố Hà Nội.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 1.

Quận Hà Đông có diện tích 49,64 km2, nằm ở phía Tây Nam khu vực nội thành của thành phố Hà Nội.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 2.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông ổn định và liên tục phát triển.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 3.

Hà Đông là quận có diện tích lớn nhất trong số 10 quận của Hà Nội.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 4.

Một góc trung tâm quận Hà Đông.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 5.

Quận Hà Đông hướng tới xây dựng trở thành đô thị phát triển toàn diện và bền vững, trong đó chú trọng bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 6.

Khu đô thị Thanh Hà là một trong 5 khu đô thị xanh lớn nhất tại Hà Nội, tổng diện tích lên tới 416 ha, đang từng bước trở thành khu đô thị xanh, sạch đẹp.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 7.

Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông với tổng diện tích quy hoạch 126 ha, chỉ cách trung tâm nội đô Hà Nội khoảng 10km, xung quanh là một thế thống các tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 8.

Hạ tầng giao thông của quận Hà Đông hiện đại, thuận tiện giúp phát triển kinh tế vùng và tạo thuận lợi cho các khu đô thị phát triển tại vùng ven trung tâm Thủ đô.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 9.

Bến xe Yên Nghĩa - điểm đầu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, tạo sự thuận tiện cho nhu cầu đi lại của người dân vào trung tâm thành phố.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 10.

Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu vượt được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đường bộ khép kín.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 11.

Những biệt thự, căn hộ liền kề và khu chung cư cao tầng tại Park City Hà Nội thuộc quận Hà Đông.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 12.

Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông được xây dựng mới khang trang, hiện đại, là một trong những "nôi" đào tạo học sinh giỏi của thành phố Hà Nội hiện nay.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 13.

Khu đô thị mới Văn Phú tọa lạc tại trung tâm quận Hà Đông, có quy mô hơn 94 ha, với hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 14.

Nhiều khu chung cư cao tầng mọc lên thay thế cho những khu nhà thấp tầng.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 15.

Nhiều dự án khu đô thị được đầu tư xây dựng tại quận Hà Đông trong thời gian qua.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 16.

Quận Hà Đông vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển, đầu tư xây dựng để tạo thành thành phố vệ tinh phát triển bên cạnh trung tâm Thủ đô.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 17.

Quận Hà Đông tập trung xây dựng kinh tế, tạo điều kiện phát triển các dự án về nhà ở cho người dân.

Quận Hà Đông sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 18.

Thời gian tới, quận Hà Đông hướng tới xây dựng trở thành đô thị với tốc độ phát triển nhanh, mạnh, toàn diện và bền vững trên cơ sở đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, đi đôi với phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.

Theo Tuấn Anh

Báo tin tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên