MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quản lý tài sản: Cần nhiều hơn một “giỏ trứng”

24-04-2024 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Quản lý tài sản: Cần nhiều hơn một “giỏ trứng”

Bảo toàn và gia tăng tài sản đã trở thành nhu cầu có thật tại Việt Nam và ngày càng nhiều tổ chức/cá nhân tìm đến các dịch vụ ủy thác đầu tư chuyên nghiệp. Ông Hồ Quốc Bình - Trưởng phòng Quản lý Danh mục đầu tư Công ty Quản lý Quỹ Thành Công (TCAM) đã có những chia sẻ hữu ích về xu hướng này.

Sự gia tăng về thu nhập và tài sản tích lũy đã hình thành nên tầng lớp những người giàu ngày một nhiều hơn ở Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản lý tài sản. Xin ông cho biết xu hướng sử dụng các dịch vụ ủy thác đầu tư trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay?

Ông Hồ Quốc Bình: Dịch vụ Quản lý Tài sản (Wealth Management) có lịch sử phát triển lâu đời, trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầu. Đây là dịch vụ tài chính toàn diện, cung cấp các giải pháp đầu tư và quản lý tài chính cho cá nhân hoặc tổ chức bao gồm rất nhiều khía cạnh như định hướng phân bổ đầu tư, tư vấn đầu tư vào các loại tài sản, tư vấn thuế, lập kế hoạch nghỉ hưu, thừa kế và hỗ trợ pháp lý…

Hoạt động Quản lý tài sản ở Việt Nam so với thế giới còn rất non trẻ, cơ cấu sản phẩm cơ bản, chủ yếu mới chỉ là hoạt động ủy thác đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ cổ phiếu và trái phiếu. Tuy vậy, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư đã và đang dần có những bước hoàn thiện mạnh mẽ, kèm theo sự ra đời của các quỹ mới, bao gồm quỹ hưu trí, quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và quỹ tín thác bất động sản

McKinsey & Company đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tư vấn tài chính cá nhân trị giá khoảng 600 tỷ USD vào năm 2027, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hơn 11%/năm từ mức 360 tỷ USD cuối năm 2022.

Theo ông, làm thế nào để quản lý tài sản An toàn - Hiệu quả - Bền vững?

Ông Hồ Quốc Bình: Thứ nhất, phải xác định được các loại tài sản tiềm năng thật sự, được pháp luật cho phép. Thứ hai, phải hiểu hồ sơ rủi ro (risk profile) của bản thân, có định hướng phân bổ tài sản, hoạch định mục tiêu tài chính dài hạn và đặt kỳ vọng lợi nhuận phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình. Cuối cùng, phải có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm đầu tư sâu sắc ở từng lớp tài sản mới có thể đạt được hiệu quả tốt hơn mức sinh lời bình quân của các tài sản đó.

Quản lý tài sản: Cần nhiều hơn một “giỏ trứng” - Ảnh 1.

Ông Hồ Quốc Bình - Trưởng phòng Quản lý Danh mục đầu tư (TCAM)

Để hoàn thành các công việc này một cách tốt nhất, nhà đầu tư cần nền tảng kiến thức chuyên môn tài chính và hiểu biết đầu tư sâu sắc ở nhiều lớp tài sản khác nhau. Do vậy, con đường ngắn nhất là nên tìm đến các tổ chức Quản lý tài sản chuyên nghiệp, nơi có các nhà tư vấn quản lý tài sản đồng hành.

Thị trường tài chính Việt Nam thời gian vừa qua có rất nhiều biến động. Ông nhận định như thế nào về bức tranh thị trường tài chính Việt Nam từ nay cho đến hết năm 2024? Liệu thời điểm hiện tại có phải là cơ hội tốt để đầu tư hay không?

Ông Hồ Quốc Bình: Vĩ mô thì vẫn có những áp lực từ tỷ giá, tình hình chính trị trong nước và quốc tế. Rất khó để nhận định, như thời điểm đầu năm, hầu như tất cả các bên đều lạc quan cho rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhưng thực tế hiện tại có lẽ không phải vậy. Các tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp như chúng tôi luôn có dự báo dựa trên nền tảng thông tin tại một thời điểm, nhưng điều quan trọng hơn là luôn cập nhật và ứng biến theo từng động thái mới, và đưa ra nhiều kịch bản dự phòng hơn là một kịch bản đơn thuần. 

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của TCAM là hoạt động đầu tư và phân bổ tài sản là một quá trình dài hơi và có thể gắn liền với cả vòng đời của một cá nhân hoặc tổ chức. Trong đó, việc phân bổ tài sản vào thị trường chứng khoán là bắt buộc vì đây là một trong những lớp sản lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, thời diểm bắt đầu không phải quá quan trọng mà điều quan trọng là phải thực hiện ngay khi đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố An toàn - Hiệu quả - Bền vững như bên trên.

Trong khó khăn thì luôn có cơ hội, nhất là khi đặt tầm nhìn dài hạn hơn thì rõ ràng bức tranh kinh tế Việt Nam nói chung và Thị trường tài chính Việt Nam nói riêng còn rất nhiều dư địa phát triển. Việt Nam vẫn là môt trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới, có thị trường nội địa rộng lớn với hơn 100 triệu dân và xuất khẩu hàng hóa đi khắp các lục địa, cơ cấu dân số vàng cho lực lượng lao động dồi dào chi phí cạnh tranh với trình độ ngày càng tăng, thu hút một lướng rất lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện về hành lang pháp lý, cơ chế vận hành và danh mục sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn theo thông lệ thế giới. Và một điều quan trọng tôi nghĩ ai cũng có thể thấy đó là dòng tiền đổ vào thị trường ngày càng tăng thể hiện qua thanh khoản và giá trị giao dịch trên tất cả các sàn.

Tài sản gia tăng nhanh khiến thị trường quản lý tài sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn. Thay vì tự mình quản lý tài sản, nhiều người có xu hướng tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài sản chuyên nghiệp. Vậy giả sử có tổ chức/cá nhân gửi gắm tài sản để TCAM quản lý thì TCAM sẽ triển khai như thế nào?

Ông Hồ Quốc Bình: Như tôi đã chia sẻ, để quản lý tài sản một cách An toàn -  Hiệu quả - Bền vững, nhà đầu tư sẽ cần đến một tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp. Ở TCAM, chúng tôi có đội ngũ chuyên nghiệp, trình độ đạt chuẩn quốc tế và rất am hiểu thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi có những quy trình chặt chẽ cũng như các hệ thống đánh giá, nơi mà nếu khách hàng sẵn sàng chia sẻ đầy đủ thông tin thì chúng tôi có thể cung cấp những kết quả tư vấn thật sự hữu ích.

Các bước trong hoạt động Quản lý tài sản của TCAM:

Xác định mục tiêu và hạn chế đầu tư của từng khách hàng: Xác định mục tiêu tỉ suất sinh lời, khả năng chịu đựng rủi ro và hạn chế của từng khách hàng. TCAM sử dụng những công cụ được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ của mình nhằm xác định hồ sơ rủi ro khách hàng một cách chính xác nhất.

Phân bổ tài sản phù hợp với nhu cầu và hạn chế của từng khách hàng: TCAM đưa ra những chiến lược phân bổ tài sản cân bằng giữa tiềm năng lợi nhuận và rủi ro, dựa trên tỷ suất sinh lời kỳ vọng, khả năng chịu đựng rủi ro, và những hạn chế đầu tư của từng khách hàng.

Thực hiện quản lý và tái cân bằng danh mục tài sản linh hoạt, kiểm soát rủi ro chặt chẽ: Kinh nghiệm quản trị danh mục tránh biến động cao sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm đầu tư khác biệt.

Đằng sau mỗi tài sản đầu tư là một đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp, thường xuyên đánh giá và tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới dựa trên cơ sở phân tích cơ bản một cách kỹ lưỡng cũng như phân tích kỹ thuật và định lượng.

Hiệu suất đầu tư mà TCAM đạt được thời gian qua ra sao, thưa ông? Nguyên tắc nghề nghiệp, nguyên tắc đạo đức mà TCAM đặt ra khi trở thành tổ chức quản lý tài sản cho khách hàng là gì?

Ông Hồ Quốc Bình: Với phương châm "Chất lượng tạo nên sự khác biệt", TCAM mong muốn mang đến tỷ suất lợi nhuận ổn định, bền vững để đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn của khách hàng. Danh mục đầu tư do TCAM quản lý đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình khoảng 20%/ năm trong 5 năm gần đây, cao hơn mức trung bình 5%/ năm của VNIndex trong cùng thời kỳ, tỷ số lợi nhuận trên rủi ro luôn duy trì trên 1,5 lần từ 2019 đến nay là một minh chứng cho TCAM về sự nỗ lực không ngừng nghỉ để mang đến những giải pháp đầu tư hiệu quả.

TCAM xem quá trình đồng hành xây dựng sự thịnh vượng bền vững cùng Khách hàng là kim chỉ nam, do vậy cơ chế vận hành "win - win" và việc "lấy lợi ích của khách hàng là trọng tâm" chính là nguyên tắc đạo đức cơ bản giúp TCAM luôn được khách hàng tín nhiệm. Với mục tiêu an toàn, hiệu quả, bền vững cùng hoạt động chuyên nghiệp, TCAM tự tin sẽ hoàn thành tốt sứ mệnh đem lại sự thịnh vượng bền vững cho khách hàng, người lao động, đối tác, góp phần vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng và xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên