MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quan niệm chi tiêu dè sẻn không bằng đầu tư, bà mẹ trẻ ở Hà Nội chọn tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn"

08-01-2024 - 08:15 AM | Lifestyle

Có 1 thực tế như thế này, chính cách quản lý chi tiêu, tích lũy và đầu tư thông minh mới là thứ quyết định nền tảng tài chính vững chắc của mỗi người chứ không phải việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng.

2023 là một năm chứng kiến nhiều sự đổi thay trong thói quen tiêu dùng của tất cả mọi người. Nguyên nhân chủ yếu là bởi thu nhập và công việc bị ảnh hưởng từ tàn dư hậu đại dịch Covid-19. Đó cũng chính là lý do buộc con người phải quan tâm nhiều hơn về vấn đề tài chính cá nhân.

Tất cả những thói quen như tiêu xài không nhìn giá, quẹt thẻ tín dụng vô tội vạ, sống chất sống "chill'' giờ đây được thay thế bằng việc tìm tòi, học hỏi và chia sẻ cách sử dụng các công cụ quản lý thu chi, cách tích cóp từng đồng trong tài khoản và những bí kíp để tiền "đẻ" ra tiền. Suy nghĩ 1 cách tích cực, đây dẫu sao cũng là 1 điều tốt khi tất cả được "thức tỉnh" và có cơ hội nghiệm ra rằng, việc không xây dựng được quỹ phòng thân, tiết kiệm cho mình sẽ khiến cuộc sống tệ đến thế nào.

Còn bây giờ thì, tạm gác lại tất cả những khó khăn đã đối mặt, hãy cùng lắng nghe bà mẹ 1 con Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1992, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) chia sẻ về cách quản lý tài chính của mình.

Quan niệm chi tiêu dè sẻn không bằng đầu tư, bà mẹ trẻ ở Hà Nội chọn tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn"- Ảnh 1.

Năm 2023 đánh dấu nhiều điểm sáng về tình hình tài chính của Nguyễn Phương Thảo nhờ tư duy "đầu tư sinh lời".

Thảo cho biết năm vừa qua, cô đã kiếm đủ tiền để mua cho mình 1 chiếc ô tô, phục vụ việc di chuyển. Chưa hết, Thảo còn đầu tư, mở một khu vui chơi trong nhà dành cho trẻ em. Hai đầu mục này "ngốn" của Thảo một khoản hơn 1,2 tỷ đồng. Dẫu vậy, trộm vía công việc kinh doanh lẫn công việc cá nhân suôn sẻ, nên với Thảo, 2023 dù có nhiều biến động nhưng lại là năm được Thảo tóm gọn trong 2 từ "khởi sắc" khi nói về tình hình tài chính của mình.

Khác với tư duy tiêu xài dè sẻn của thế hệ cũ, "đầu tư sinh lời" là từ khóa thịnh hành khi nói đến vấn đề quản lý tài chính cá nhân của những người trẻ hiện nay. Và Phương Thảo cũng không ngoại lệ.

Trải qua 2 năm 2021 và 2022 không suôn sẻ, đặc biệt có nhiều lúc khó khăn về tài chính nhưng tư duy lãi kép đã được cô vận dụng, thực hành thành thạo để đến năm nay có thể "hái quả". Ngoài việc đầu tư vào bản thân nhằm nâng cao kiến thức và giá trị, Phương Thảo cũng chọn mua vàng để tích lũy như 1 hình thức tiết kiệm, đầu tư.

"Mình thường mua vàng khi tiết kiệm được một khoản tiền và không có dự định dùng tới trong tương lai gần. Từ năm 2018, mình đã bắt đầu hình thức này và cũng từng mua đi bán lại không ít lần" - Phương Thảo nói.

Cuối năm 2023, đầu năm 2024 là thời điểm người tiêu dùng chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giá vàng. Đó cũng là lúc thời gian chứng minh lựa chọn tích lũy và đầu tư thông minh mới là thứ quyết định nền tảng tài chính vững chắc của mỗi người.

"Thời điểm gần nhất mình tiếp tục mua vàng để tích lũy là tháng 6/2023. Khi ấy vàng đang giữ giá đều ở mức 67 triệu đồng/lượng. Mức giá đó không thấp nhưng khi ấy mình có nhu cầu tích trữ tiền mặt dạng vàng để dễ quy đổi lại trong trường hợp cần thiết. Vì thời điểm đó nhu cầu chính của mình là tích trữ lâu dài nên mình chọn vàng miếng SJC do độ uy tín cao và là sản phẩm chính thức của nhà nước.

Gần đây khi theo dõi thấy giá vàng miếng trong nước tăng mạnh và mình cũng có nhu cầu rút ra một khoản tiền trong đó nên mình đã bán toàn bộ số vàng miếng, vào thời điểm mình bán thì mình có lãi 6 triệu đồng/lượng", Phương Thảo chia sẻ.

Quan niệm chi tiêu dè sẻn không bằng đầu tư, bà mẹ trẻ ở Hà Nội chọn tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn"- Ảnh 2.
Quan niệm chi tiêu dè sẻn không bằng đầu tư, bà mẹ trẻ ở Hà Nội chọn tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn"- Ảnh 3.

Phương Thảo chọn vàng miếng SJC do độ uy tín cao và là sản phẩm chính thức của nhà nước nhằm bảo toàn giá trị của loại tài sản mà cô sở hữu

"Mình mua vàng chủ yếu phụ thuộc vào tài chính ở thời điểm đó nhưng mình chỉ mua khi giá vàng đang bình ổn trong một thời gian và biên độ mua bán không chênh lệch lớn. Như vậy khi có việc cần thì thanh khoản sẽ đỡ lỗ và nếu tính theo thời gian tiết kiệm dài thì khả năng giá vàng sẽ tăng cao hơn", Phương Thảo nói.

Trên thực tế, đã có những quãng Phương Thảo phải mua đi - bán lại vì cần tới tiền mặt. Song, cô cũng cho biết, dù ở thời điểm bán đi, giá vàng đang có nhiều biến động mạnh nhưng giá trị vẫn không bị chênh lệch nhiều. Suy cho cùng, chí ít giá trị đồng tiền của Thảo vẫn được bảo toàn, chưa kể có những khi lời "đậm".

"Mới đây, vì chỉ cần rút ra một khoản nhỏ nên mình đã bán đi rồi mua lại vàng nhẫn ngay trong ngày. May mắn, đợt này giá vàng tăng mạnh nên mình lời nhiều. Như vậy mình đã có số tiền lãi của vàng miếng cộng với số tiền chênh lệch giữa hai mức giá vàng và vẫn có dạng tiết kiệm hình thức vàng", Phương Thảo chia sẻ.

Nói thêm về quyết định mua lại vàng ngay ở thời điểm giá cao như hiện tại, Phương Thảo cho biết thêm, vì giá vàng nhẫn bám sát giá vàng thế giới cũng giữ mức giá đó bình ổn trong một thời gian rồi nên cô không quá lo lắng về việc bị lỗ.

"Trong khi đó, giá vàng miếng thì đang biến động mạnh do nhu cầu mua bán nên mình quyết định mua vàng nhẫn theo giá vàng thế giới sẽ bám sát giá trị thực của vàng hơn tại thời điểm này, cộng với việc theo dõi diễn biến các tin tức quốc tế về sự hồi phục các nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 cùng tình hình chiến tranh thì mình nghĩ giá vàng thế giới sẽ khó có chiều hướng giảm trong tương lai", Phương Thảo nhấn mạnh về việc để bảo toàn giá trị đồng tiền 1 cách tối đa, sử dụng vàng như 1 phương thức đầu tư sinh lời hoàn toàn cần tới kiến thức để có thể dự báo được thị trường.

Có thể thấy, có nhiều lý do khiến nhiều người coi vàng là kênh tích trữ lâu dài. So với đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc kinh doanh thì đầu tư vào vàng ít rủi ro hơn ngay cả khi kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng. Song, mọi sự đầu tư, sử dụng tiền bạc sao cho đúng đều cần tới sự thông minh cũng như hiểu biết nhất định.

Theo Lam Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên