Quan trắc thủy ngân ở Cty Rạng Đông của Sở Tài nguyên không vênh Bộ TN&MT?
Theo chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình, kết quả quan trắc thủy ngân mới nhất do Hà Nội công bố không vênh với kết quả trước đó của Bộ TN&MT mà phù hợp với diễn tiến chất lượng không khí theo thời gian.
- 11-09-2019Những câu hỏi lớn sau vụ cháy Công ty Rạng Đông?
- 10-09-2019Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu khẩn trương tẩy độc môi trường
- 10-09-2019PGS. TS Bùi Thị An: “Công ty Rạng Đông vô trách nhiệm với sức khỏe của người dân và cần phải xử lý những người có liên quan”
- 09-09-2019Thủ tướng yêu cầu Hà Nội đảm bảo ngay an toàn cho dân sau vụ cháy Công ty Rạng Đông
Trước đó, trong hai ngày 6-7/9, Sở TN&MT Hà Nội đã lấy mẫu không khí tại 6 vị trí xung quanh Công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông. Kết quả lấy mẫu ngày 6/9 cho thấy, các thông số gồm vi khí hậu, Pb (trung bình 24 giờ), Zn đều nằm trong giới hạn cho phép, đồng thời không phát hiện thấy Hg - thủy ngân (trung bình 24 giờ) trong không khí.
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu như SO2, Benzen, Toluen, bụi tổng tại một số vị trí xung quanh, nhất là vị trí giáp cổng Công ty Động Lực vượt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Kết quả lấy mẫu ngày 7/9 cho thấy, hàm lượng thủy ngân (trung bình 24 giờ) trong không khí dưới ngưỡng quy định tại QCVN 06:2009/BTNMT.
Chuyên gia Đào Nhật Đình nhận xét, kết quả này phù hợp với tính toán của nhiều nhà khoa học. Thời điểm xảy ra sự cố, một khối lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường, có thể gây ô nhiễm tại thời điểm đó. Tuy nhiên sau sự cố, không khí khuếch tán theo gió và Hà Nội liên tiếp mưa nên chất lượng môi trường không khí xung quanh được cải thiện nhiều.
Sau đám cháy, nguy cơ phát thải thủy ngân nằm ở đống tro tàn. Khu vực này có thể còn thủy ngân trong quá trình cháy chưa hết và phát thải ra môi trường xung quanh nếu có xáo trộn. Từ ngày 4/9, Hà Nội tiến hành phủ bạt, cô lập đống tro tàn này. Vì thế, chất lượng không khí xung quanh khu vực nhà máy tiếp tục được cải thiện và nằm trong ngưỡng an toàn.
Tiền Phong