11 câu nói ‘tối kị’ không nên thốt ra tại chốn công sở
Một số cụm từ khi thốt ra ngay lập tức tính chuyên nghiệp của bạn, và là điều “cấm kị” chốn công sở. Dưới đây là 11 điều bạn không bao giờ nên nói tại nơi làm việc.
- 09-08-201413 điều không nên nói khi phỏng vấn
- 26-08-2013Những điều sếp không nên nói với nhân viên
- 21-12-20129 điều lãnh đạo không nên nói với nhân viên
Những gì bạn nói ra đều có tác động nhất định cho dù bạn lên tiếng về một ý tưởng trong một cuộc họp hoặc trong cuộc bình luận lúc ăn trưa. Tất cả mọi thứ bạn nói ra đều bổ sung vào tổng thể đặc điểm tính cách của bạn.
Trong cuốn sách mới xuất bản có “Executive Presence: The Missing Link Between Merit and Success”, tác giả Sylvia Ann Hewlett cho biết ba tín hiệu cho thấy một người có tố chất lãnh đạo hay không gồm: Cách họ hành động ra sao, cách họ nhìn nhận, và cách họ nói.
Việc phát biểu hùng hồn, mạch lạc không chỉ cải thiện khâu giao tiếp hàng ngày của bạn, nó xây dựng lên tính cách tổng thể và khả năng điều hành của bạn. "Mỗi cuộc giao tiếp bằng lời nói là một cơ hội quan trọng để tạo ra và nuôi dưỡng một ấn tượng tích cực" Hewlett viết.
Theo Hewlett, một số cụm từ khi thốt ra ngay lập tức tính chuyên nghiệp của bạn, và là điều “cấm kị” chốn công sở. Dưới đây là 11 điều bạn không bao giờ nên nói tại nơi làm việc:
1. "Điều đó có ý nghĩa à?"
Thay vì làm cho chắc chắn rằng bạn đang hiểu vấn đề, câu hỏi này sẽ nói với người nghe rằng bạn không hoàn toàn hiểu được ý tưởng của mình, huấn luyện viên nghề nghiệp Tara Sophia Mohr từng chia sẻ điều này trên tạp chí Refinery 29. Thay vào đó, cô gợi ý hãy hỏi, "Những suy nghĩ của bạn là gì?"
2. “Điều đó là không công bằng."
Đơn giản rằng việc chỉ cần phàn nàn về một sự bất công sẽ không thay đổi được tình hình. "Cho dù đó là một vấn đề rắc rối trong công việc hay một vấn đề nghiêm trọng đối với hành tinh này, điểm mấu chốt là dùng tránh cụm từ này để đặt bạn vào thế chủ động thay vì phàn nàn, hoặc tệ hơn là rên rỉ một cách thụ động," Darlene Price, tác giả của cuốn "Well Said! Presentations and Conversations That Get Results” từng chia sẻ với tạp chí Forbes.
3. "Tôi không có thời gian."
"Khi thường xuyên trả lời không, điều này chỉ đơn giản là không đúng sự thật" Atle Skalleberg viết trên trang LinkedIn cá nhân của mình. Cho dù bạn không dành thời gian cho công việc nào đó hoặc quên về nó, Skalleberg đề xuất rằng nên đưa ra một thời gian cụ thể khi nào nó sẽ được thực hiện thay vì giải thích lý do tại sao nó được thực hiện muộn.
4. "Chỉ"
Việc thêm từ "chỉ" vốn là một từ phụ trong câu, như nói: "Tôi chỉ muốn kiểm tra xem ..." hay "Tôi chỉ nghĩ rằng ..." có vẻ vô hại, nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến những gì bạn đang nói. "Chúng ta thường thêm từ này bởi chúng ta đang lo lắng tới việc chuyện gì đó đến sẽ quá mạnh”, Mohr cho biết. Nhưng chúng làm cho người nói đường như đang trong thế phòng thủ, một chút nhõng nhẽo, và toan tính." Hãy bỏ chúng ra khỏi câu nói và bạn sẽ nói chuyện trở nên có quyền lực hơn.
5. "Nhưng tôi đã gửi nó trong một email cách đây một tuần."
Nếu ai đó không nhận được phản hồi lại từ bạn, công việc của bạn là theo dõi, Skalleberg cho biết. Hãy trở nên chủ động khi giao tiếp thay vì để người khác nhận lấy trách nhiệm.
6. "Tôi ghét ..." hoặc "Thật khó chịu khi ..."
Lăng mạ hay chỉ trích vốn không có chỗ tại văn phòng, đặc biệt là khi nó hướng vào một người hoặc một công ty cụ thể nào đó. "Nó không chỉ cho thấy bạn là một vị thành niên chưa trưởng thành, non nớt. Đó là thứ ngôn ngữ có thể gây đổ lửa tại nơi làm việc", Price nói.
7. "Đó không phải là trách nhiệm của tôi."
Ngay cả khi nó không phải là nhiệm vụ cụ thể nào của bạn, hãy đẩy mạnh để giúp đỡ cho thấy rằng bạn là một cầu thủ trong đội bóng và sẵn sàng đi những bước xa hơn. "Vào cuối ngày ở công sở, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm" Skalleberg nói.
8. "Bạn cần phải có ..."
"Rất có thể khi dùng những lời nói mang tính chất tìm ra lỗi này sẽ gây ra việc mang lại cảm giác khiển trách và chỉ trích hơn là một lời khuyên”, Price cho biết. Bà đề xuất sử dụng một cách tiếp cận tích cực như cách nói: "Trong tương lai, tôi khuyên bạn nên ..."
9. "Tôi có thể sai, nhưng ..."
Price gọi loại ngôn từ này là “dạng chiết khấu", có nghĩa là nó ngay lập tức làm giảm tác động của bất cứ điều gì bạn định nói. "Hãy loại bỏ bất kỳ cụm từ cần mở đầu mang tính chất hạ thấp tầm quan trọng của bạn hoặc làm giảm tầm quan trọng của những gì bạn đóng góp", cô cho biết.
10. "Xin lỗi, nhưng ..."
Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tự cho mình là gây phiền nhiều. "Đừng xin lỗi chỉ vì việc đang chiếm một khoảng không gian, hoặc có điều gì đó để nói", Mohr chia sẻ thêm.
11. "Thật sự ..."
Khi bạn mở đầu câu với từ này, ví dụ như "Thực sự, nó ở ngay đằng kia," hoặc "Thực sự, bạn có thể làm theo cách này," tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nghe bằng cách ẩn ý rằng họ đã làm sai theo một cách nào đó, chuyên gia tư vấn về hạnh phúc Carolyn Kopprasch cho biết. Hãy thay đổi cách mở đầu của bạn để tạo ra một tâm lý lạc quan hơn.
Nguyên Thảo