6 rắc rối nội bộ khởi nghiệp cần tránh
Ngoài những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì những yếu tố chủ quan trong nội bộ cũng làm rất nhiều startup tan vỡ. Để tránh điều này, khởi nghiệp cần khắc phục những vấn đề sau.
- 01-09-2014[Hỏi xoáy - Đáp ngay] Khởi nghiệp kinh doanh từ con số 0 như thế nào?
- 12-08-20146 ý tưởng khởi nghiệp có vẻ điên rồ nhưng vô cùng thành công
- 23-07-2014Tại sao giới trẻ Việt thường chọn khởi nghiệp bằng game mobile ?
- 22-07-20143 lời khuyên của triệu phú Adam Khoo dành cho người trẻ khởi nghiệp
- 21-07-201410 bài học từ thất bại khi khởi nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một startup. Ngoài những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì những yếu tố chủ quan trong nội bộ cũng làm rất nhiều startup tan vỡ. Để tránh điều này, khởi nghiệp cần khắc phục những vấn đề sau.
1. Không có người quyết định cuối cùng
Trong quá trình khởi nghiệp, bất cứ công việc nào dù lớn dù nhỏ cũng cần có người chịu trách nhiệm và đưa ra quyết định cuối cùng, tránh việc bị chồng chéo và dẫm chân nhau giữa những người trong ban lãnh đạo.
Vì vậy, cần thiết lập quyền quyết định cho mỗi nhà sáng lập và điều hành ngay từ đầu trong những mảng công việc cụ thể. Điều này sẽ hạn chế tối đa những mâu thuẫn nội bộ mỗi khi có khó khăn phát sinh.
2. Không minh bạch tài chính
Khi bắt đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản phải chi ra. Nếu những người được giao việc chi tiêu chủ quan, không ghi chép đầy đủ, khi giao dịch ra bên ngoài không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng thì rất dễ phát sinh việc nghi ngờ lẫn nhau.
Do vậy dù là khởi nghiệp cần tinh gọn nhưng bắt buộc phải có kế toán để có thể ghi chép và làm sổ sách, chứng từ những khoản thu chi. Cần quy định rõ định mức và các lý do chi cho mỗi người điều hành.
3. Không xác lập chế độ, quyền lợi từ đầu
Cần rạch ròi quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên sáng lập, giữa người góp tiền và người góp sức, điều hành. Cần có hạn mức lương và thưởng phạt theo các mục tiêu cho những người làm trực tiếp ngoài việc hưởng cổ tức theo tỷ lệ phần trăm cổ phần.
Điều này giúp cho người vừa góp tiền vừa góp sức cảm thấy thoải mái, có thể toàn tâm toàn sức đóng góp cho doanh nghiệp mà không phải nghi ngờ về quyền lợi của mình trong tương lai.
Ngoài ra, việc xác lập quyền lợi, trách nhiệm cần do hội đồng quản trị đưa ra ngay sau khi thành lập công ty, tránh cho việc đổ lỗi khi thất bại hoặc mâu thuẫn quyền lợi khi thành công.
4. Không xác lập quyền đấu tố
Mặc dù đã phân quyền hạn cho mỗi người, nhưng cần đặt ra những cấp báo động của dự án để khi đó bất kỳ thành viên sáng lập nào cũng được quyền yêu cầu những người khác giải trình tuỳ theo cấp báo động. Tránh việc khi dự án đi không như mong đợi, những người muốn rà soát lại nguyên nhân sẽ gặp khó khăn và ảnh hướng lớn đến sự thành công của toàn bộ dự án
5. Không liên tục đưa ra các KPI ngắn hạn
KPI là chỉ số đo lường kết quả hoạt động. Việc lập ra các KPI ngắn hạn là điều vô cùng cần thiết, nó giúp cho việc định hướng, thay đổi kế hoạch kịp thời, tránh sai lầm đi quá xa không kịp sửa chữa. Mặt khác, việc lập ra các KPI ngắn hạn giúp cho các founder dễ dàng quyết định đẩy mạnh làm tiếp hay cầm chừng tìm hướng khác hay dừng dự án.
6. Thiếu tôn trọng và lắng nghe nhau
Đây là điều vô cùng quan trọng, nó có thể khiến startup đổ vỡ ngay cả khi dự án đang thành công. Việc thiếu tôn trọng nhau sẽ khiến cho động lực làm việc giảm sút, sinh nghi ngờ nhau và chia rẽ nội bộ. Việc không nghe ý kiến của nhau dẫn đến mâu thuẫn cá nhân và hành xử không dựa trên nguyên tắc vì công việc.
Do vậy muốn thành công, hãy xây dựng một đội ngũ đoàn kết kể cả khi khó khăn thất bại lẫn sau khi thành công.