Bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn theo kiểu công chức: Sai lầm?
Lãnh đạo doanh nghiệp được bổ nhiệm theo kiểu công chức sẽ không có kinh nghiệm, dễ mắc lỗi và tính sáng tạo không có…
- 25-02-2014[Nổi bật] Phép dụng nhân của sếp Viettel, cách các lãnh đạo cân bằng cuộc sống
- 17-02-2014Bất thường chuyện lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ, đi làm công chức
- 14-02-2014Khó hiểu 2 phát ngôn trái chiều của lãnh đạo Viettel về OTT
- 13-02-2014“Lãnh đạo không làm được việc phải đưa vào diện tinh giản”
- 07-02-2014TPHCM ban hành Đề án thi tuyển lãnh đạo của thành phố
- 25-01-2014Lãnh đạo DNNN phải từ chức nếu cổ phần hóa trì trệ
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả đều phụ thuộc vào người lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì thế, Thủ tướng đã chỉ đạo, nếu vị lãnh đạo DN nào không chịu cổ phần hóa thì sẽ phải chuyển sang làm công tác khác. Bộ trưởng Đinh La Thăng là người đi đầu trong việc “trảm” lãnh đạo DN vì chậm cổ phần hóa.
Vậy, người lãnh đạo Tập đoàn, DNNN cần phải là người thế nào?
Câu chuyện này được Chủ tịch Bia Sài Gòn Phan Đăng Tuất nhắc đến trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tái cơ cấu DNNN năm 2014 của Chính phủ tổ chức mới đây. Ông Phan Đăng Tuất từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công thương).
Ông Phan Đăng Tuất chia sẻ câu chuyện của chính mình: Trước khi Bộ Công thương ký quyết định để làm đại diện 42 ngàn tỉ vốn của Bia Sài Gòn, tôi không có đồng nào. Sau một đêm nhận quyết định tôi trở thành người quản lý khối tài sản đó, thay đổi toàn bộ tư duy và nhãn quan.
Và ông Phan Đăng Tuất xác định, để quản lý một lượng tiền lớn như vậy phải được trang bị nhiều thứ, đạo đức, tác phong, tư cách lẫn kiến thức chuyên môn. “Chính vì thế, một ông trúng sổ xố 7 tỷ đồng nhưng 2 tháng sau thì tiêu hết sạch vì không biết dùng tiền”.
Tình trạng doanh nghiệp của ta được bổ nhiệm theo kiểu công chức sẽ dễ dẫn đến mắc lỗi và tính sáng tạo không có. Không sáng tạo thì không cạnh tranh được trong điều kiện thị trường hiện nay. Vì thế, tất cả các báo cáo đều cho thấy DNNN không hiệu quả.
“Anh em chuyên viên giỏi chỉ loanh quanh hỏi sếp này ý gì sếp kia ý gì và nên theo phe nào. Mâu thuẫn là điều không tránh khỏi trong các DNNN, quyền lợi lớn, trách nhiệm không gì cả thì làm sao không bè phái, không mâu thuẫn. Tôi đố ai tìm được DNNN thật đoàn kết, gắn bó. Họ chia sẻ lợi ích không công bằng, nên mâu thuẫn là tất yếu” – ông Tuất thẳng thắn nêu.
Ông Phan Đăng Tuất cho rằng, nếu còn tiếp tục cách quản lý, bổ nhiệm như hiện nay thì còn tiếp tục mắc sai lầm. Cho nên, CPH là lối thoát duy nhất, là con đường khuyến khích kinh tế thị trường thì buộc DN phải hoạt động trong thị trường. “Giá như Vinasshin, Vinalines cổ phần hóa từ cách đây 7- 8 năm không phải khổ lao thế”.
Nhà nước chỉ có thể làm bà đỡ trong quá trình phân phối, tái phân phối cho xã hội. Nhà nước khó can thiệp vào công việc kinh doanh của DN. Chưa kể, Nhà nước lại thông qua Bộ, ngành thì càng xa rời doanh nghiệp. “Tôi làm viện trưởng viện chiến lược 9 năm, nháp nhiều chính sách nhưng vào doanh nghiệp thấy mình rất nhiều lỗi nếu không thấm đẫm đời sống thực tế” – ông Tuất chia sẻ.
Ông Phan Đăng Tuất
Nên ưu tiên nhà đầu tư nội
Từ kinh nghiệm của Bia Sài Gòn, ông Phan Đăng Tuất cho rằng, cần huy động cổ phần hóa từ nguồn đầu tư nội địa. Bởi theo ông, người Việt Nam nếu không đầu tư kinh doanh, tiền nhàn rỗi sẽ chỉ dùng vào mua vàng và cất đi. Đồng tiền đó làm cho đất nước nghèo đi vì chúng không sinh nở. Chỉ khi đồng tiền tham gia kinh doanh thì mới có cơ hội kêu gọi tiêu dùng hàng nội. “Không thể kêu gọi họ tiêu dùng hàng nội trong tiền nội không biết dùng vào đâu” – ông Phan Đăng Tuất khẳng định.
Trong phương án cổ phần hóa, giá bán cổ phần không phải quan trọng, vấn đề là kích thích người Việt mua cổ phần, biến tiền nhàn rỗi của họ vào cổ phần.
Khi tiền được đưa vào cổ phần trong các DN, phải khuyến khích bằng được đầu tư nội địa, không để đầu tư nước ngoài can thiệp quá sâu, tránh lệ thuộc đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, cổ phần hóa phải bảo vệ thương hiệu Việt. Ông Phan Đăng Tuất thống kê, số thương hiệu mất đi nhiều hơn xuất hiện mới, đặc biệt những thương hiệu lớn. Chúng ta không còn DASO, Tribeco, Dạ Lan… “Đất nước chỉ mạnh khi có thương hiệu mạnh về kinh tế. Cổ phần hóa phải nói rõ DN trong nước phải giữ tên. Đơn cử trong lĩnh vực kinh doanh bia, 3 thương hiệu mất hoàn toàn khỏi bản đồ bia, rơi vào đầu tư nước ngoài là Tiger và Heniken, Carlsberg”.
Ông Phan Đăng Tuất cũng đề nghị Chính phủ, Ban đổi mới DNNN nên có quy định tỉ lệ cổ phần hóa từng loại doanh nghiệp (70, 60 hay 30% vốn) để lên đề án, không mơ hồ. Đề án phải nêu rõ bán cho ai, có bán cho nước ngoài không, bán cho nước ngoài thì bao nhiều %? Khế ước bán lại sau khi được mua thế nào? Bán cho nước ngoài qua phương thức gì?
Bộ trưởng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Lãnh đạo DN phải quyết tâm Chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN là đúng. Có khó không? Đúng là khó nhưng hoàn toàn có thể làm được với điều kiện, các Bộ quyết tâm cùng với các DN rà soát; các DN phải làm tốt công tác tư tưởng, nhận thức trong nội bộ. Lãnh đạo DN quyết tâm thực hiện chủ trương; Hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành liên quan… đặc biệt giải quyết những vướng mắc, lưu cữu đã 20 năm nay./. |
Theo Vũ Hạnh