MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Việt thích "vận động chính quyền"?

15-03-2013 - 10:24 AM |

Các hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài do người Việt quản lý và các doanh nghiệp nước ngoài thuần túy có sự khác nhau rõ nét khi xem xét các chiến lược được các doanh nghiệp này áp dụng để giảm thiểu rủi ro. 

Bảng dưới đây so sánh một số biện pháp giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp nước ngoài do CEO người Việt điều hành và doanh nghiệp nước ngoài thuần túy.

Khi Chính phủ thực thi một chính sách mới gây bất lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp do người Việt làm quản lý thường có xu hướng vận động chính phủ hơn là các doanh nghiệp nước ngoài thuần túy.

"Bản chất Việt" được thể hiện khi khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp này thường có xu hướng xây dựng quan hệ và vận động quan chức chính quyền hơn là cố gắng đơn phương bảo vệ mình. Đối với các doanh nghiệp có CEO Việt, họ rất quan tâm tới các mối quan hệ và coi những mối quan hệ này có vai trò rất quan trọng trong mô hình kinh doanh của mình. 

Trong khi đó, ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài thuần túy lại có xu hướng thích các chiến lược độc lập với chính phủ và các đối tác trong nước. Chẳng hạn như phân tán rủi ro bằng việc thành lập các nhà máy tại nhiều điểm.

Thế còn việc chi các chi phí không chính thức (chi phí lót tay, bôi trơn) thì sao?
Khảo sát cho thấy, dù doanh nghiệp có CEO là người Việt hay nước ngoài, tỉ lệ đưa chi phí lót tay là như nhau (khoảng 55%). Tuy nhiên, kết quả lại rất khác biệt.

Các doanh nghiệp nước ngoài có CEO Việt tỏ ra khá thành công trong việc sử dụng các khoản phí này. 80% các doanh nghiệp nước ngoài do người Việt quản lý cho biết họ luôn luôn hoặc thường xuyên được đáp ứng những yêu cầu đưa ra sau khi "trả thêm", đối với doanh nghiệp nước ngoài thuần túy, con số này chỉ là 50%. 

Trang Lam

tanhoa

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên