Đừng tuyển những người có 8 dấu hiệu này
Nếu bị kẹt ở sân bay cả ngày trời với người này, có chịu được không? Nếu không, đừng tuyển.
- 01-11-2013Thế giới không ai thi tuyển sếp tập đoàn
- 26-10-2013Tuyển dụng nhân sự hiệu quả và tiết kiệm thời gian
- 24-10-2013Làm thế nào để tuyển dụng những nhân viên tài năng nhất?
- 26-08-2013Một nửa ngân hàng tuyên bố “không tuyển thêm nhân sự trong năm 2013”
Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc series "Tôi đi thuê" gồm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự do đích thân lãnh đạo cao cấp nhiều công ty lớn trên thế giới chấp bút. Series "Tôi đi thuê" đăng định kỳ vào thứ ba hàng tuần.
Những nhân viên kém năng lực sẽ khiến hiệu suất công việc giảm xuống và trở thành gánh nặng cho công ty. Hãy nhận biết 8 dấu hiệu dưới đây để chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được người phù hợp với công ty cho lần tuyển dụng tới.
Tuyển dụng hiệu quả không chỉ nằm ở việc chắc chắn rằng ứng viên có những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp cho vị trí để ngỏ, mà họ còn phải có khả năng làm việc tốt cũng như đóng góp văn hóa công ty bạn. Nếu ứng viên chẳng hơn gì những con cá mắc cạn, họ sẽ không thể sống trên bờ lâu dài. Vì vậy, trước khi chính thức đưa họ lên thuyền, hãy làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng người mà bạn định tuyển phù hợp với văn hóa công ty.
Nếu thấy một trong 8 dấu hiệu dưới đây thì có lẽ bạn nên tìm một ứng viên khác.
Họ không biết gì nhiều về công ty của bạn
Những ứng viên đến phỏng vấn mà không tìm tòi, nghiên cứu một chút thông tin nào về công ty, sẽ không phải là một lựa chọn đúng đắn, chứ đừng nói đến việc trở thành miếng ghép phù hợp.
Nếu khôn ngoan ra, họ sẽ coi buổi phỏng vấn như một cơ hội tốt để thăm dò văn hóa công ty từ phía bạn dựa trên những hiểu biết sơ bộ mà họ đã nắm được.
Cung cách quản lý của bạn khiến họ thất vọng
Có thể, bạn đã yêu cầu các ứng viên chia sẻ suy nghĩ của họ về cách quản lý nhân viên lý tưởng, và, họ đã vẽ ra một người lãnh đạo với chính sách cởi mở, giao tiếp minh bạch, thẳng thắn. Thế nhưng, bạn biết rằng, cái kiểu “mồm mépkín như bưng” cùng phong cách quản lý độc tài trịnh hượng là chuyện phổ biến ở công ty mình. Trường hợp ấy, tốt nhất nên chọn ứng viên khác.
XEM THÊM: Độc tài chưa chắc xấu
Lệch pha về giá trị
Khi bạn hỏi ứng viên giá trị gì họ coi trọng nhất hoặc làm sao họ biết mình đang làm việc tốt và người này nhắc ngay đến lợi nhuận hay tăng lương. Nhưng ở công ty bạn mọi người tập trung vào dịch vụ khách hàng và chuyện tăng lương khó như lên trời. Thế thì ắt ứng viên này sẽ chẳng hài lòng khi ngồi ở đây lâu.
Mâu thuẫn về khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Ứng viên nghĩ cân bằng giữa công việc và cuộc sống là làm việc bất kì lúc nào, bất kì đâu miễn là đạt được mục đích. Nhưng suy nghĩ của bạn về khái niệm này lại hoàn toàn khác: bạn có mặt ở văn phòng trước 9h30 phút sáng, và được phép về sớm nếu có hẹn đột xuất với bác sĩ. Nếu văn hóa về sự phân bổ thời gian của bạn và ứng viên không đồng nhất, thì việc tuyển dụng cũng chưa chắc đã phù hợp.
Họ thích làm việc đơn độc
Trừ khi bạn đang định tuyển một người làm ca đêm, với nhiệm vụ duy nhất là ngồi một mình trong phòng, còn nếu không,ứng viên của bạn phải chứng tỏ được rằng họ biết cách hợp tác hiệu quả với các thành viên trong đội.
Nếu một nhân viên luôn cố gắng hết sức để tránh tiếp xúc cùng người khác, thì anh/cô ta sẽ không thích nghi được với môi trường làm việc đặc trưng luôn đòi hỏi tính cộng tác cao độ của thế kỷ 21.
Chó sói còn đi theo bầy. Đừng tuyển những người chỉ biết làm việc một mình. |
Họ muốn thăng tiến quá nhanh
Khi bạn hỏi ứng viên về mục tiêu nghề nghiệp, họ có thể sẽ đề đạt mong muốn được thăng chức lên phó giám đốc trong một vài năm tới.
Tuy vậy, bạn biết rằng con đường sự nghiệp trong công ty không thẳng băng đến vậy, và người này không thể được thăng tiến cho đến khi người kia nghỉ hưu. Vì thế, rất có thể ở một thời điểm nào đó trong tương lai gần, ứng viên này sẽ cảm thấy bị kìm kẹp, và trở nên thiếu hợp tác.
XEM THÊM: 7 lý do khiến bạn chưa được thăng chức
Họ kéo lùi những nhân viên khác
Nếu bạn đang có ý định xây dựng một môi trường làm việc tích cực, điều cuối cùng mà bạn muốn là pha lẫn vào đó dù chỉ một chút tiêu cực.
Hãy để ý kỹ đến các ứng viên luôn chỉ thấy khuyết điểm ở mọi nơi và mọi người khi đề câp đến những công ty cũ. Môi trường làm việc của bạn có thể sẽ là cái đích công kích tiếp theo, và quả táo hỏng này sẽ kéo tất cả mọi người trong đội xuống cùng với họ.
Họ không qua được “bài kiểm tra sân bay”
Hãy tự hỏi bản thân câu này: “Nếu đội của tôi bị mắc kẹt tại sân bay cả ngày trời với người này, liệu chúng tôi có thể chịu đựng nổi anh ta không? “
Nếu câu trả lời là không, bạn hẳn nên nghiêm túc cân nhắc lại quyết định tuyển dụng - làm việc với một người hàng ngày đòi hỏi sự tương tác cá nhân lớn hơn rất nhiều so với chuyện bị kẹt lại một ngày tại trường bay.
XEM THÊM: Apple: không nên thăng chức bừa bãi cho nhân viên
Hà Phương