Giới trẻ Việt Nam cần làm gì để gặt hái thành công?
Khi bạn có quyết tâm, bạn sẽ tìm ra được đường đi, kế hoạch thực hiện ước mơ đó, dám gõ cửa để mở những cơ hội giúp đỡ mình.
- 28-06-20145 lời khuyên thành công từ tỷ phú Michael Bloomberg
- 26-06-201410 câu nói những người thành công hiếm khi dùng
- 21-06-201411 điểm chung của tất cả các lãnh đạo thành công
- 20-06-2014Làm sao để thành công khi chẳng có gì xuất sắc?
- 20-06-2014Steve Jobs và 7 nguyên tắc thành công
- 17-06-20145 bài học thành công từ ‘phù thủy make-up’ gốc Việt Michelle Phan
Ngày 29/06/2014, tại khách sạn Trung tâm hội nghị quốc gia, 57 Phạm Hùng,Tp. Hà Nội, đã diễn ra chương trình hội thảo du học You Can Do It 2014 với chủ đề “Create your own future”. Đây là hội thảo thường niên do tổ chức phi lợi nhuận USGuide kể từ năm 2006, với mục tiêu gợi mở, khích lệ các bạn trẻ Việt Nam tìm hiểu cơ hội học tập, tu nghiệp tại nước ngoài, đặc biệt là du học Mỹ và xây dựng hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Một trăn trở chung đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay là “Làm thế nào để thành công?” được các diễn giả tại hội thảo giải đáp đầy hào hứng từ chính kinh nghiệm bản thân mình.
Bạn cần một người cố vấn giỏi
Mở đầu buổi hội thảo, học giả Fullbright Đoàn Hữu Đức cho biết điều quan trọng nhất là bạn cần có một mentor giỏi, người sẽ tư vấn cho bạn đúng hướng đi. Ông Đức là nhà thành viên sáng lập và đồng chủ tịch của nhiều công ty, tổ chức uy tín như: The HCMC Association of Consultants với cùng nguyên phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; The Delta Tourism Association, The Catholic Business Family và SaigonTimes Business Club. Ông cũng là cố vấn doanh nghiệp tại UNICEF, với thành tích gây quỹ thành công 500.000 USD cho trẻ em Việt Nam.
Cố vấn doanh nghiệp tại UNICEF Đoàn Hữu Đức. Ảnh: USGuide
Năm 1987, ông Đức thành lập công ty liên doanh Singapore về nhập khẩu thiết bị vi sinh và gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên năm 1995, ông Đức quyết định dừng kinh doanh để theo học MBA theo chương trình trao đổi Fullbright tại Kellogg. Đây là quyết định đánh đổi khá lớn trong những năm 1990s cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhưng theo ông Đức việc đi học đem lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng hơn.
Lời khuyên của ông Đức dành cho người trẻ là nên đi học để được đào tạo cách suy nghĩ tốt hơn đồng thời sẽ có được mạng lưới kết toàn cầu. Để thành công, cần phải cố gắng hết sức: Bạn không mất gì khi thử và cố gắng nhưng nếu không cố gắng bạn sẽ không có cơ hội. Bạn cần xác định rõ mình nên học gì, học trường nào phù hợp với mình nhất và đóng góp được nhiều nhất thay vì chỉ nhìn vào danh tiếng của các trường. Bên cạnh đó ngoài học ở trên trường lớp, các bạn trẻ còn phải học thêm trường đời, học từ bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất
Cũng chia sẻ về bí quyết thành công ngay từ câu chuyện của mình, cựu phóng viên hãng AP, Bloomberg Đào Thu Hiền cho biết yếu tố quan trọng nhất là quyết tâm. Bà từng là cố vấn chính sách cho văn phòng thị trưởng thành phố New York,… Hiện bà là giám đốc sáng lập 2 tổ chức giáo dục Golden Path Academics and Rockit Online với mục tiêu phát triển sự nghiệp học tập cho giới trẻ Việt Nam.
Diễn giả Đào Thu Hiền chia sẻ tại buổi hội thảo
Bà Hiền chia sẻ, để thành công bạn phải dám ước mơ và kiên trì với ước mơ của mình. Khi bạn có quyết tâm, bạn sẽ tìm ra được đường đi, kế hoạch thực hiện ước mơ đó, dám gõ cửa để mở những cơ hội giúp đỡ mình.
Năm 1998, bà Hiền nộp hồ sơ du học thạc sỹ báo chí tại trường đại học danh tiếng Columbia mặc dù đã hết hạn. Nhờ may mắn, năng lực ấn tượng và sự quyết tâm, bà được cấp học bổng báo chí tại đây. Trở ngại tiếp theo là chứng minh tài chính, khóa học của bà Hiền cần 36.000 USD học phí và chi phí sinh hoạt trong khi học bổng chỉ được 12.000 USD. Bà Hiền đã can đảm gửi fax tới 50 tổ chức, công ty để xin tài trợ. Đây có thể xem là hành động ngoại lệ của một cá nhân tại thời điểm đó. Và thật bất ngờ là những công ty như Coca-cola đã tài trợ 1.000 USD, 6.000 USD từ một tổ chức giáo dục,… Bà Hiền cho biết, khi bạn muốn thực hiện hãy nỗ lực hết sức, đừng để deadline hay bất cứ điều gì cản trở ước mơ của bạn.
Bà Hiền cho biết, con đường sự nghiệp của mình khá nhiều chông gai khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản địa, gặp khá nhiều khó khăn so với các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên khi có quyết tâm, theo bà Hiền, người Việt có thể làm được kể cả không sinh ra trong môi trường tiếng Anh từ bé.
Cũng đồng ý với quan điểm này, ông Đức cho rằng để đến thành công, bạn trẻ hãy cứ dấn thân làm, cố gắng hết sức (Just do it) khi đi học, đi làm. Theo ông Đức, đối với người trẻ hiện nay là môi trường tốt hơn, dễ thành công hơn so với các thế hệ trước nhưng thách thức đặt ra là phải làm tốt hơn rất nhiều so với những người đi trước như ông.
Có một tầm nhìn dài hạn
Cựu phóng viên Đào Thu Hiền chia sẻ: “Tôi sợ nhất là sống một cuộc sống bình thường, sợ bị tụt lại, bị đứng một chỗ. Điều đó không phải là cạnh tranh với người khác mà là cạnh tranh với chính mình”. Khi đi học, bạn được mở mang, đào tạo những kỹ năng như chuyện nghiệp hơn, đồng thời đặt bạn trong môi trường quốc tế khiến bạn có động lực cạnh tranh và tiến lên phía trước.
Với người trẻ, 2 điểm quan trọng nhất là tư duy dài hạn và tính luôn luôn học hỏi. Hãy có tầm nhìn dài hạn và ổn định thay vì theo đuổi những mục tiêu trước mắt rồi sau đó không biết con đường tiếp theo đi về đâu. Khi bạn đã có mục tiêu sau 3 năm nữa, hãy lên lịch làm những việc phục vụ cho mục tiêu đó, đừng làm những việc bâng quơ. Điều bạn cần là tư duy về lựa chọn của mình và tận dụng các mối quan hệ để mở rộng các cơ hội thành công.
Kim Thủy