Làm sai, số tiền Nhà nước bồi thường dân tăng gấp 5 lần năm ngoái
Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 là hơn 38,4 tỷ đồng, chủ yếu do liên quan đến đất đai và xử lý vi phạm hành chính.
- 18-10-2013Người dân bức xúc với quy định tính giá bồi thường
- 22-07-2013Thay đổi lớn trong tính giá bồi thường thu hồi đất tại Hà Nội
Mới đây, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về công tác bồi thường nhà nước năm 2013. Báo cáo sử dụng theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thường, đã thụ lý 61 đơn. So với số liệu trung bình của năm 2012 và các năm trước, số vụ việc thụ lý cao hơn 34%, tuy nhiên, số vụ việc được giải quyết lại thấp hơn 30%.
Trong số 82 vụ, đã có 37 vụ được giải quyết xong. Số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 20 trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường, 11 trường hợp trong đó đã được bồi thường với số tiền là 22,7 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 38,4 tỷ đồng. Con số này gấp gần 5 lần so với số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây.
Báo cáo lý giải, nguyên nhân là do phát sinh một số vụ việc có yêu cầu bồi thường lớn, cộng với việc giải quyết xong một số vụ việc tồn đọng từ những năm trước.
Theo đó, năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thường, đã thụ lý 61 đơn. So với số liệu trung bình của năm 2012 và các năm trước, số vụ việc thụ lý cao hơn 34%, tuy nhiên, số vụ việc được giải quyết lại thấp hơn 30%.
Trong số 82 vụ, đã có 37 vụ được giải quyết xong. Số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 20 trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường, 11 trường hợp trong đó đã được bồi thường với số tiền là 22,7 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 38,4 tỷ đồng. Con số này gấp gần 5 lần so với số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây.
Báo cáo lý giải, nguyên nhân là do phát sinh một số vụ việc có yêu cầu bồi thường lớn, cộng với việc giải quyết xong một số vụ việc tồn đọng từ những năm trước.
Một số điểm đáng chú ý khác trong báo cáo:
- Lĩnh vực phát sinh nhiều vụ việc bồi thường nhà nước gồm: đất đai, xử lý vi phạm hành chính. Trong hoạt động quản lý hành chính có 19 vụ việc được giải quyết thì 17 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
- Yêu cầu bồi thường mới chỉ phát sinh trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã giải quyết 17 vụ việc, đã giải quyết xong 16 vụ việc với tổng số tiền phải bồi thường là gần 6,9 tỷ đồng.
- Đã xem xét trách nhiệm hoàn trả với 8 vụ việc (trong lĩnh vực quản lý hành chính và thi hành án), với tổng số tiền là 233,7 triệu đồng. So với các vụ việc Nhà nước đã chi trả tiền bồi thường, việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả đạt tỷ lệ thấp, chỉ 8/25 vụ việc (32%).
Đánh giá hoạt động giải quyết bồi thường, Chính phủ cho rằng, kết quả trên chưa phản ánh đúng thực chất tình hình thực tiễn, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính.
Tới 20 bộ, ngành và 53 địa phương chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường. Trong khi đó năm 2013, cả nước đã giải quyết trên 40 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo, gần 40% khiếu nại và trên 50% tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho rằng khiếu nại, tố cáo đúng hoặc đúng một phần.
Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Đến khi có vụ việc mới phân công, chỉ đạo công chức tham mưu thực hiện, dẫn đến việc thiếu chủ động, không kịp thời bồi thường gây bức xúc cho người chịu thiệt hại.
Chính phủ dự báo, sang năm 2014 và những năm tới, số vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong các lĩnh vực sẽ gia tăng đáng kể.