MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao chúng ta cứ ‘phát điên’ vì những người giàu?

05-08-2014 - 16:53 PM |

Người giàu cứ thế hưởng lợi từ thị trường chứng khoán, sự phục hồi của bất động sản..., còn tài sản của người nghèo không những không tăng mà gánh nặng nợ nần thì ngày một chồng chất.

Thực ra người giàu rất tuyệt vời, đa số họ là những nhà đầu tư thông thái, doanh nhân thành đạt, họ tạo ra việc làm, có hệ gen tốt và làm việc chăm chỉ hơn hầu hết chúng ta. Vậy tại sao chúng ta vẫn “phát điên” lên vì họ?

Câu hỏi trên thật ra không khó để trả lời.

Nghiên cứu mới nhất của tổ chức Russell Sage (Mỹ) về sự ảnh hưởng của những cuộc đại khủng hoảng đến một bộ phận người dân giàu có của nước Mỹ đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề kể trên.

Theo đó, tài sản của những hộ gia đình tiêu chuẩn điển hình đã giảm 43% kể từ đại khủng hoảng 2007 từ 98.872 USD xuống còn 56.335 USD.  Đối với 5% những người giàu nhất nước Mỹ, tài sản của họ giảm, nhưng chỉ ở mức 16% từ 1,36 triệu USD xuống còn 1,63 triệu USD.

Như vậy, nếu nhìn trong dài hạn, thập kỷ qua tài sản của những hộ gia đình trung lưu đã giảm tới 43%, trong khi đó con số này ở top 5 người giàu chỉ là 14%.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong tài sản của những nhóm người khác nhau tại Mỹ để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn:

Như vậy, đối với những người giàu có, tổng tài sản của họ tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua. Trong khi đó, tài sản của người nghèo và tầng lớp trung lưu lại có xu hướng giảm mạnh. Điều này khiến khoảng cách giàu nghèo ngày một gia tăng và có xu hướng tiếp tục nới rộng trong tương lai gần.

Vấn đề ngày càng trở nên đáng lo ngại khi báo cáo mới đây cho thấy, tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, 1% số hộ giàu có kiểm soát tới 30% của cải quốc gia, trong khi đó, 25% số hộ gia đình ở tận cùng xã hội chỉ có được 1% của cải của đất nước.

Vấn đề đặt ra là, người giàu cứ tiếp tục giàu thêm nhờ hưởng lợi từ sự khởi sắc thị trường chứng khoán, sự phục hồi của bất động sản, từ những chính sách nới lỏng đầu tư kinh doanh của chính phủ.... Thậm chí, họ có thể kiếm lợi ngay trong thời kỳ khủng hoảng, hoặc tài sản chỉ bị giảm rất ít so với đại đa số những người còn lại.

Ngược lại, tài sản của người nghèo không những không tăng (thậm chí bằng 0) mà gánh nặng nợ nần thì ngày một chồng chất. Đứng trên một phương diện nào đó, có thể khẳng định, số nợ đó nằm trong tay đại đa số những người giàu có.

Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi ở trên!

>> Định nghĩa về người giàu theo kiểu Mỹ

Trà My

vandoan

HuffingtonPost

Trở lên trên