MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quân tử dễ đối đãi, giả tạo khó đo lòng: Sống trên đời dẫu không có tâm hại người cũng cần phải học cách đối phó tiểu nhân để phòng hậu họa

14-02-2019 - 16:39 PM | Sống

Ở đời cần phải biết "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy". Với người quân tử ta đối đãi chân thành, với kẻ tiểu nhân thì chớ dại mà nghĩ rằng sẽ lấy đức phục nhân. Dù không có tâm hại người thì bạn cũng cần phải học cách bảo vệ bản thân mình trước.

Xã hội dù ở thời đại nào cũng có những người tốt, nhưng cũng luôn tồn tại những người có tính cách đê tiện, quỷ quyệt, nham hiểm, mưu mô, đạo đức giả, vô liêm sỉ… mà chúng ta thường gọi là những kẻ tiểu nhân. Và mặc dù mọi người có xu hướng loại trừ kẻ xấu, nhưng một người lương thiện không thể chiến đấu với một kẻ tiểu nhân bởi vì người lương thiện sống đàng hoàng và tuân theo kỷ luật, trong khi kẻ xấu thì ngược lại.

Người lương thiện không đấu lại kẻ tiểu nhân, vậy chúng ta có nên nhắm mắt làm ngơ với kẻ tiểu nhân không? Trong một số khía cạnh, chúng ta nên hiểu về những kẻ tiểu nhân và đối xử với họ theo cách riêng của mình. Dưới đây là 4 kinh nghiệm để đối phó với những kẻ tiểu nhân xảo trá mà người xưa đã đúc kết:

Lòng tốt phải được sử dụng có chừng mực

Theo Nho giáo, quan niệm “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” của một người quân tử đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội. Lẽ dĩ nhiên, đây là một quan niệm có ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ và hành động của con người, biến họ thành những người lương thiện và có ích.

Song, lương thiện không đồng nghĩa với bảo thủ. Chúng ta cần phải biết sử dụng sự lương thiện và lòng tốt một cách linh hoạt theo từng người. Việc bạn đối xử quá tốt với kẻ tiểu nhân chính là đang tàn nhẫn với chính mình và thậm chí, cả với những người mà bạn yêu quý. Lòng nhân từ trong bạn cần hội tụ sự công bình, không bừa bãi và phóng túng, như thái độ của người xưa:  "Bạn bè đến mang sẵn rượu ngon, kẻ thù đến thủ sẵn súng ống”.

Kẻ tiểu nhân luôn sợ những người mạnh hơn họ

Chỉ giả vờ sợ hãi và khen ngợi tiểu nhân là không đủ. Tiểu nhân sợ gì? Tiểu nhân sợ những người mạnh hơn họ! Chúng sợ những người đáng sợ hơn, bởi bản chất của chúng là thích bắt nạt kẻ yếu nhưng lại sợ hãi và thích xu nịnh kẻ mạnh.

Quân tử dễ đối đãi, giả tạo khó đo lòng: Sống trên đời dẫu không có tâm hại người cũng cần phải học cách đối phó tiểu nhân để phòng hậu họa - Ảnh 1.

Như trên đã nói, bạn cần phải sử dụng lòng nhân từ một cách linh hoạt. Cũng tương tự, chúng ta cần phải tỏ thái độ khen ngợi hay sợ hãi một cách đúng lúc đúng chỗ. Hãy trở nên mạnh mẽ và thậm chí đôi khi phải tỏ ra hung ác khi cần. Phải  cho chúng biết rằng bạn là người tử tế chứ không phải là kẻ nhu nhược, dễ bị bắt nạt.

Bên ngoài cung kính, bên trong kiêng kị, khiến kẻ gian bị mê hoặc

Trong cách đối đãi với kẻ gian, cái khó không phải là tỏ ra gay gắt hay ghét bỏ họ, mà là qua cách chúng ta che giấu sự kiêng kị đối với họ đến đâu. Trong nhiều trường hợp, khi chúng có chỗ dựa vững chắc hay có tâm cơ gian xảo, việc đối đầu trực diện sẽ là một hành vi thiếu thận trọng.

Bởi vậy, trong trường hợp này, bạn cần phải biết cách bên ngoài cung kính nhưng bên trong luôn phải có sự kiêng kị đề phòng. Bạn có thể chịu gánh nặng nhục nhã, giả vờ sợ hãi hoặc tỏ ra tôn trọng tiểu nhân để gây nhầm lẫn cho chúng, để chúng tự mãn và đắc ý, để chúng có thể lộ chân tướng. Đó là cách tốt nhất để chúng ta đối xử với cái ác và kẻ tiểu nhân.

Quân tử dễ đối đãi, giả tạo khó đo lòng: Sống trên đời dẫu không có tâm hại người cũng cần phải học cách đối phó tiểu nhân để phòng hậu họa - Ảnh 2.

Dùng tiểu xảo trừng trị kẻ gian tà; trừng trị cái ác không thể nương tay

Mặc dù nhiều người cho rằng"quân tử đấu với tiểu nhân, tiểu nhân tất thắng" bởi những kẻ tiểu nhân luôn có mưu mẹo, thủ thuật ngầm. Nhưng nếu thay đổi cách suy nghĩ, lấy “gậy ông đập lưng ông” thì sao?

Như người ta nói, "Duật bang tương tranh, ngư ông đắc lợi”, sự tranh chấp kéo dài giữa hai bên giúp cho người thứ ba được hưởng lợi, bằng việc khiêu khích và "dùng tiểu nhân chống lại tiểu nhân”, chúng ta có thể đứng ở giữa và thu được lợi ích mà không phải tổn hại gì. Đây cũng là một sự khôn ngoan tuyệt vời để đối phó với kẻ tiểu nhân.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú ý đến thực tế là một khi kẻ gian bị tiêu diệt, không được cho họ cơ hội. Một khi cái ác còn tồn tại, chúng sẽ như một mồi lửa, chỉ đợi một “cơn gió đông” để bùng lên và phá hủy bạn. Do đó, trừng phạt tội ác thì cần sự cương quyết, dứt khoát, bằng không cái ác sẽ còn nảy sinh.

Minh An

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên