Quạt chiến: Vũ khí ít ai để ý của các samurai, quan trọng ngang kiếm và mạnh ngoài sức tưởng tượng
Có thể bạn chưa biết, thứ mà samurai Nhật Bản không bao giờ rời tay không phải daisho (song kiếm), mà là tessen (thiết phiến) - quạt xếp làm bằng sắt.
- 18-01-2022Vừa bán tên lửa, vừa quảng bá K-Pop: Hàn Quốc thể hiện quyền lực cứng và mềm ở Trung Đông
- 18-01-2022Lần đầu bán hàng đã ‘chốt đơn’ nhẹ 179 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng livestream, kình ngư Trung Quốc nổi lên như “ông hoàng son môi làng thể thao”
- 18-01-2022Khát vọng nghỉ hưu ở tuổi 30, chàng trai 22 tuổi vừa tiết kiệm vừa hưởng thụ: 'Tôi nhận ra tiền mình có bây giờ giá trị hơn là sau này mới kiếm được'
Bề ngoài, tessen chỉ như phụ kiện trang phục. Song khi samurai phải đối mặt với tình huống nguy hiểm, nó lập tức biến thành vũ khí phòng thủ kiêm tấn công tối thượng.
Biến tấu từ vật dụng vô hại nhất
Samurai là tầng lớp võ sĩ cao quý nhất Nhật Bản, chỉ phục vụ shogun (tướng quân) và daimyo (lãnh chúa). Họ được phép sử dụng mọi loại vũ khí, nhưng thiết yếu nhất là kiếm - gồm trường kiếm và song kiếm.
Bên cạnh kiếm pháp, Samurai Nhật Bản còn thành thạo nhiều loại vũ khí
Trong vai trò thuộc hạ của shogun và daimyo, các samurai phải tuân thủ nhiều quy tắc. Họ không được phép mang kiếm khi tiếp kiến chủ nhân. Ngoài ra, phong kiến Nhật Bản còn quy định cấm mang vũ khí tại một số nơi chốn, lễ hội…
Samurai sống chết vì chủ nhân. Nếu không có vũ khí bên mình, họ không thể đảm bảo an toàn cho người cần bảo vệ. Trong khi giằng co giữa nguyên tắc và nghĩa vụ, các võ sĩ phát hiện giải pháp từ thứ không ngờ nhất: sensu (quạt gỗ).
Sensu là quạt gấp được xếp từ gỗ bách chẻ mỏng. Người Nhật Bản phát minh ra quạt gỗ xếp từ thế kỷ VI, ban đầu chỉ dành riêng cho giới mạc chủ.
Quạt xếp của Nhật Bản bắt đầu từ gỗ bách
Dần dà, quạt xếp trở thành vật dụng phổ biến trong đời sống phong kiến Nhật Bản. Nó đóng vai trò phụ kiện thiết yếu, được cả đàn ông lẫn phụ nữ luôn cầm trên tay. Tại nơi công cộng, họ dùng quạt xếp che những cử chỉ, hành vi bị xem là khiếm nhã, ví dụ như ho, hắt hơi…
Đối với samurai, quạt xếp là phụ kiện trang phục bắt buộc, đánh giá tác phong. Nó quan trọng ngang với song kiếm, đặc biệt không thể thiếu khi tham dự các sự kiện quan trọng hoặc diện kiến chủ nhân.
Mặc dù quạt xếp nhẹ và vô hại, nhưng nếu thay đổi vật liệu đóng quạt sang kim loại như sắt, nó liền khác. Ngoại trừ khả năng phòng thủ hữu hiệu ngang với khiên, nó còn nặng và cứng, thích hợp tấn công đối phương.
Quạt sắt biến tấu từ quạt gỗ của samurai
Vũ khí ngụy trang thành phụ kiện
Một trong các nguyên tắc tác phong võ sĩ đạo của samurai là phải mang quạt xếp trên người. Tất nhiên, nó không quy định luôn chất liệu đóng quạt. Tận dụng điều này, samurai biến tấu quạt gỗ thành quạt sắt, gọi là tessen (thiết phiến hoặc quạt chiến).
Bề ngoài, thiết phiến giống hệt bất cứ chiếc quạt xếp nào. Bình thường, samurai cũng chỉ giắt thiết phiến cho đúng tác phong và sử dụng cho các mục đích thông dụng.
Quạt chiến là tác phong samurai, bắt buộc luôn trong tầm tay
Chỉ khi ở những nơi, lúc không được phép mang song kiếm, samurai mới phát huy tính năng đặc hữu của quạt chiến. Mở thiết phiến ra, nó thành khiên chắn chiêu thức tấn công, ám khí từ kẻ khác. Xếp thiết phiến lại, nó như khúc côn (gậy) ngắn mà mạnh, phản chiêu hiệu quả, thậm chí lấy mạng kẻ đột kích.
Không dừng lại ở đây, samurai còn kết hợp quạt chiến với song kiếm và các vũ khí tầm gần khác. Họ hình thành bộ môn võ thuật mới, tessen-jutsu (quạt pháp), sử dụng nhuần nhuyễn các tính năng lợi hại của quạt sắt trong các cuộc đối đầu và trên chiến trường.
Quạt chiến kiêm cả phòng thủ lẫn tấn công, kết hợp được với mọi vũ khí tầm gần
Trong dân gian, Nhật Bản lưu truyền câu chuyện về "quạt khách" huyền thoại Ganryu. Anh siêu đẳng quạt pháp đến nỗi, chỉ cần một chiếc quạt trong tay là không thua bất kỳ địch thủ, vũ khí nào.
Trên sử sách, Nhật Bản ghi nhận tướng quân giỏi quạt pháp nhất: Tokugawa Ieyasu (1543 - 1616). Ông luôn giữ quạt chiến kích thước lớn bên người, thể hiện uy phong oai hùng và chiến đấu dũng mãnh. Chỉ cần thoáng thấy Ieyasu xuất hiện cùng chiếc quạt chiến, tướng sĩ quân địch đã hồn bay phách lạc.
Mở rộng và tiếp tục gìn giữ
Tuy xuất hiện sớm, quạt pháp không thành lập được trường phái riêng. Dù vậy, nó là bộ môn võ thuật thiết yếu, góp mặt trong hầu hết các trường phái võ thuật cổ truyền Nhật Bản.
Đối với samurai và chonin (lãng khách), quạt pháp là kỹ năng phải có. Hầu hết họ đều thành thạo sử dụng quạt chiến như khiên phòng thủ, kết hợp nhuần nhuyễn với kiếm pháp.
Với samurai, quạt pháp là kỹ năng cần có
Các lãnh chúa, mạc chủ Nhật Bản cũng vô cùng thích thiết phiến. Họ thường dùng quạt chiến kích thước lớn, làm bằng sắt hoặc gỗ cứng, thể hiện uy phong.
Trên chiến trường, quạt chiến đóng vai trò quạt lệnh. Mỗi tướng quân Nhật Bản lại có chủ ý quạt lệnh riêng. Họ chỉ truyền dạy các tín hiệu này cho binh sĩ dưới quyền, tận dụng triệt để khi đối đầu quân địch.
Suốt tiến trình lịch sử, Nhật Bản duy trì quạt pháp. Ngay cả khi Mạc phủ sụp đổ và samurai đi vào dĩ vãng, quạt pháp vẫn tồn tại. Bây giờ, nó nằm trong các môn võ thuật cổ truyền, được giảng dạy ở một số trường dạy võ như Echigo-ryu, Miyake-Shingan-ryu, Uesugi-ryu…
Tham khảo: Ancient-origins
Pháp luật và bạn đọc