Quên đồ hiệu đi, người giàu đang bớt khoe khoang và đầu tư nhiều hơn vào y tế, giáo dục
Khỏe và hiểu biết mới là giàu, thay vì chỉ khoác lên mình toàn đồ hiệu.
- 05-02-2019Từng nghĩ mình sẽ hạnh phúc nếu có thật nhiều tiền, tôi chợt nhận ra điều "đau đớn" ở những người giàu có: Hoá ra chìa khoá không phụ thuộc vào của cải, mà ở điều này!
- 20-01-2019Góc tối sau cuộc sống xa hoa của giới người giàu dưới góc nhìn của một osin: Vật chất chỉ là chiếc bình phong cho nỗi cô đơn và stress tột cùng
- 14-01-2019Người có bố mẹ thành đạt dễ trở nên thành đạt, người giàu càng trở nên giàu hơn: Sự thật, ai sinh ra trên đời cũng cần một bệ đỡ
"Khoe giàu bằng vật chất" không còn là cách để biểu thị sự giàu có
Thông thường, có một chiếc túi LV 'authentic' bóng bẩy, một chiếc Bugatti hàng triệu USD hay Rolex to bự trên tay... Đều cho thấy địa vị và sự giàu có của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, sự hào nhoáng bên ngoài đang dần trở nên ít phổ biến hơn trong đám đông những người có khối tài sản ròng cực cao. Họ đang chi nhiều hơn vào an ninh và quyền riêng tư cá nhân; các giao dịch được bảo mật; sống trong những căn hộ ngoại ô hoặc trên đỉnh đồi được ẩn khỏi Google Street View.
Và trong thời đại mà việc tiêu dùng trở nên đại trà - bất cứ ai, bất kể thượng lưu hay trung lưu đều có thể sở hữu cùng một thương hiệu xa xỉ, người giàu đang từ bỏ hàng hóa vật chất đắp lên người để đầu tư vào các phương tiện phi vật chất để khẳng định địa vị.
Khái niệm này được tác giả Elizabeth Currid-Halkett gọi là "tiêu dùng không rõ ràng", xuất hiện trong cuốn sách "Tổng hợp những điều nhỏ nhặt: Lý thuyết về một tầng lớp đầy khát vọng."
Nó trái ngược với "tiêu dùng dễ thấy", thuật ngữ được Thorstein Veblen đưa ra trong cuốn "Lý thuyết về tầng lớp nhàn rỗi" - ám chỉ việc bỏ tiền mua nhiều vật phẩm để thể hiện địa vị xã hội.
Về cơ bản, "khoe giàu bằng vật chất" không còn là cách để biểu thị sự giàu có. Đặc biệt là ở Mỹ, nơi 1% những người "giàu của giàu" đã chi tiêu ít hơn cho hàng hóa vật chất kể từ năm 2007, Currid-Halkett trích dẫn số liệu từ Khảo sát chi tiêu của Mỹ.
Đây là xu hướng đang phát triển giữa tầng lớp trung-thương lưu ở Mỹ, mà Currid-Halkett gọi là "tầng lớp khát vọng".
"Người giàu đang đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, y tế và nghỉ hưu - tất cả đều phi vật chất nhưng có giá trị cao hơn nhiều lần so với túi xách, siêu xe hay đồng hồ mà người tiêu dùng có thu nhập trung bình có thể sở hữu."
Đầu tư vào giáo dục thúc đẩy xã hội
Trong khi việc "tiêu dùng không rõ ràng" không được chú ý bởi tầng lớp trung lưu, giới thượng lưu lại ngày một chú ý hơn và cũng trở nên kín đáo hơn trong tiêu tiền. Currid-Halkett khẳng định, đây là cách người giàu "báo hiệu vốn văn hóa của họ", nó là cách phô trương sự xa xỉ chưa từng có.
Theo một thống kê mới, thay vì móc hầu bao chi cho con những món đồ xa xỉ hay đưa chúng tới Galapagos du lịch - người giàu lại cho con mọi lợi thế giáo dục từ thấp đến cao - từ trường mầm non chuẩn quốc tế đến dạy kèm SAT theo chuẩn của Ivy League. Trong năm 2014, 1% giới siêu giàu đã chi nhiều hơn tới 860% mức trung bình giáo quốc gia cho giáo dục. Tất cả vì một tương lai thành công, có quan hệ xã hội của con em họ.
Khỏe mạnh và biết giữ gìn sức khỏe mới là giàu có thực sự
Theo Vogue, năm 2015 đánh dấu sự chuyển mình trong cách thể hiện sự giàu có: Sức khỏe. Và nó có ý nghĩa hơn nhiều việc khoe giàu bằng vật chất.
Không ít người giàu ở New York sẵn sàng bỏ ra tới 900 USD/tháng để tới rèn luyện sức khỏe ở Performix House, một phòng gym xa xỉ ở Manhattan. Nơi có an ninh nghiêm ngặt, cổng vào riêng cho những người nổi tiếng và có ảnh hưởng tới xã hội.
Tham khảo B.I
Trí thức trẻ