MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc gia đối thủ của dệt may Việt Nam vừa tăng lương tối thiểu lên 113 USD, áp lực đè nặng các hãng gia công – H&M lập tức ‘bơm tiền’ để bù đắp

25-11-2023 - 19:05 PM | Thị trường

Hãng thời trang nhanh có trụ sở tại Stockholm nhắn nhủ đến các đối tác cung cấp hàng dệt may tại Bangladesh rằng họ sẽ “bù đắp phần gia tăng tiền lương trong giá sản phẩm”.

Quốc gia đối thủ của dệt may Việt Nam vừa tăng lương tối thiểu lên 113 USD, áp lực đè nặng các hãng gia công – H&M lập tức ‘bơm tiền’ để bù đắp - Ảnh 1.

Hennes & Mautitz AB đã cam kết bù đắp mức lương công nhân tăng cao hơn ở Bangladesh bằng cách tăng phần chi phí trả cho các nhà cung cấp sản xuất quần áo trong nước, theo Bloomberg.

Công ty có trụ sở tại Stockholm nói với các nhà cung cấp hàng may mặc ở Bangladesh rằng họ sẽ “bù đắp phần tăng trong giá sản phẩm”, sau khi chính phủ đồng ý tăng mức lương tối thiểu hàng tháng thêm 56% lên 12.500 taka (113 USD) từ tháng 12.

“Chúng tôi ủng hộ việc đảm bảo mức lương công bằng, cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của mình và đang nỗ lực để cải thiện điều kiện làm việc”, hãng thời trang nhanh này cho biết trong lá thư gửi đến các đối tác trong chuỗi cung ứng tại Bangladesh.

Động thái này được đưa ra sau hàng loạt các vụ biểu tình với hàng nghìn công nhân may mặc xuống đường yêu cầu tăng lương. Các nhà sản xuất trong nước lo ngại việc tăng lương sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của họ khi các hãng thời trang quốc tế vẫn tiếp tục trả mức giá tương tự cho các đơn hàng.

Mostafiz Uddin – CEO của Denim Expert, người đã nhận được thư từ H&M cho biết: “Tôi rất lo lắng về việc tăng lương. Đó là một niềm an ủi lớn đối với tôi và nó sẽ giúp tôi đảm bảo mức lương công bằng cho người lao động”. Uddin cho hay ông kỳ vọng các nhãn hàng khác cũng sẽ có động thái hỗ trợ tương tự.

Người phát ngôn của H&M xác nhận họ đã thông báo những thay đổi trong phương thức mua hàng của mình tới các nhà cung cấp bằng một lá thư.

Bangladesh hiện trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc sẵn lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, thu hút các nhãn hiệu thời trang quốc tế đặt hàng nhờ mức lương nhân công thấp nhất.

Ngành này đang sử dụng khoảng 4 triệu lao động, đóng góp 1/10 tổng sản phẩm quốc nội cho Bangladesh vào năm 2022.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên