Quốc gia Đông Nam Á này vừa phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 tới tận tháng 8
Nhà chức trách quốc gia Đông Nam Á Malaysia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc khi nước này đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng.
- 09-01-2021Nhiều y, bác sĩ Anh bị kiệt sức vì bệnh nhân COVID-19
- 09-01-2021Nhờ những yếu tố này ngành bán lẻ ở Trung Quốc vẫn sống khỏe dù các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đang khốn đốn vì COVID-19
- 08-01-2021Từng là "cái nôi" sản sinh hàng loạt tỷ phú, ngành mỹ phẩm Hàn Quốc điêu đứng vì Covid-19
- 08-01-2021Bất chấp đại dịch Covid-19, Samsung báo lãi 26% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước
- 08-01-2021Trung Quốc: Thành phố 11 triệu dân 'nội bất xuất" vì COVID-19
Nhà vua Malaysia Al-Sultan Abdullah đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc hôm 12/1 để đối phó với đại dịch Covid-19. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nội bộ đảng cầm quyền lớn nhất của Malaysia, Tổ chức Quốc gia Malays thống nhất, đang mâu thuẫn về việc có kế hoạch tổ chức một cuộc bầu cử nhanh vào tháng 3 hay không. Quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra vào ngày 31/1.
Trong tuyên bố chính thức, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài cho hết ngày 1/8 hoặc kết thúc sớm hơn tùy thuộc vào số ca mắc Covid-19 ở nước này. "Quốc vương Al-Sultan Abdullah cho rằng sự lây lan của Covid-19 đang ở giai đoạn quan trọng và việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp là cần thiết", Cung điện cho biết.
Trước đó, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã đề nghị quốc vương ban bố tình trạng khẩn cấp như một biện pháp chủ động để hạn chế số ca mắc Covid-19. Hôm 11/1, ông Muhyiddin đã ban bố lệnh cấm đi lại trên toàn quốc và đóng cửa 14 ngày với thủ đô Kuala Lumpur và 5 bang. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia này đang ở điểm tới hạn.
Số ca mắc Covid-19 mới ở Malaysia đạt kỷ lục vào tuần trước với lần đầu tiên có hơn 3.000 ca mắc/ngày. Tổng số ca tử vong của nước này cũng đã lên tới 555 người trong khi có hơn 138.000 người mắc bệnh.
Trong một diễn biến khác, New Zealand cũng đã tuyên bố thắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới để ngăn chặn các biến thể của virus. Theo đó, từ 18/1, hầu hết những người nhập cảnh vào New Zealand cần phải được xét nghiệm Covid-19 trong 24 giờ đầu tiên đặt chân xuống nước này. Các quan chức y tế cũng đang xem xét việc đưa ra yêu cầu với các cá nhân nhập cảnh vào nước này phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ. Kể từ khi họ khởi hành.
Tại Hàn Quốc, dữ liệu từ Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết nước này có 537 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua, tăng so với 451 ca của trước đây nhưng là ngày thứ 8 liên tiếp số ca mắc mới được duy trì dưới 1.000. Điều này cho thấy những tiến bộ của Hàn Quốc trong việc khắc phục đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất.
Ở Nhật Bản, các địa danh khác tiếp tục bị ban bố tình trạng khẩn cấp là Osaka, Kyoto và Hyogo. Trong khi đó, nhiều tỉnh khác cũng đã sãng sàng ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Số lượng "tin xấu" liên quan tới đại dịch Covid-19 dường như vẫn áp đảo. Theo số liệu của Brazil, kết quả thử nghiệm vắc xin Sinovac của Trung Quốc chỉ có hiệu quả 50-60%, thấp hơn rất nhiều so với hiệu quả các loại vắc xin của phương Tây. Tuy nhiên, số liệu này được dẫn từ một nguồn giấu tên.
Trong khi đó, Viện Butantan của Brazil, đơn vị kết hợp với công ty Trung Quốc để tiêm vắc xin, cho biết thông tin này không phải chính thức và "hoàn toàn chỉ là suy đoán". Trong một cuộc họp báo tuần trước, giới chức viện này cho biết vắc xin Trung Quốc có hiệu quả 78% trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhẹ và 100% hiệu quả với các trường hợp trung bình và nặng. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa biết các nhà nghiên cứu vắc xin đưa ra tỷ lệ này như thế nào.