Quốc gia gần Việt Nam lên kế hoạch xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời hybrid lớn nhất Đông Nam Á
Tính đến hiện tại, dự án này thu hút tổng số vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD.
- 27-07-20235 điểm chính rút ra từ quyết định tăng lãi suất cao nhất 22 năm của FED và cuộc họp báo của Chủ tịch Powell
- 27-07-2023Chứng khoán trái chiều sau khi FED tăng lãi suất lên cao nhất 22 năm
- 26-07-2023Sắp về hưu với hơn 35 tỷ đồng trong tay nhưng vẫn tiếc xót chi tiêu, cặp vợ chồng U70 “cầu cứu” cố vấn và nhận câu trả lời ai cũng phải gật gù
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli cho biết nước này có kế hoạch phát triển nhà máy năng lượng mặt trời hybrid lớn nhất Đông Nam Á. Song song với đó, quốc gia này tiếp tục theo đuổi các kế hoạch hydro để đạt được mục tiêu 70% năng lượng tái tạo vào năm 2050.
Hệ thống năng lượng mặt trời hybrid (hay còn gọi là hoà lưới có lưu trữ) là hệ thống sử dụng cả năng lượng mặt trời và bộ pin lưu trữ để cung cấp điện năng cho gia đình hoặc doanh nghiệp. Năng lượng lưu trữ trong pin có thể được dùng như nguồn điện dự phòng, giúp duy trì năng lượng ổn định ngay cả khi mặt trời lặn.
Ông Rafizi cho biết quỹ đầu tư quốc gia Khazanah Nasional Berhad sẽ dẫn đầu quá trình phát triển nhà máy năng lượng mặt trời hybird. Dự án này đã thu hút tổng số vốn đầu tư là 6 tỷ ringgit (1,3 tỷ USD). Đây sẽ là một trong 10 dự án trị giá 25 tỷ ringgit thuộc Lộ trình Chuyển đổi Năng lượng Quốc gia (NETR).
Ông Rafizi phát biểu tại Kuala Lumpur mới đây: “NETR là nỗ lực của Malaysia nhằm thay đổi tính kinh tế của năng lượng tái tạo. Nhờ đó, chúng ta có thể nhanh chóng mở rộng quy mô công suất lắp đặt với cơ sở hạ tầng và công nghệ phù hợp”.
Theo thông tin từ chính phủ, các đơn vị như Tập đoàn Điện lực Quốc gia Tenaga Nasional Bhd. (TNB), Sime Darby Property, Malakoff Corp và Petronas cũng sẽ tham gia dự án. Cụ thể, Tenaga sẽ hợp tác phát triển các công viên năng lượng mặt trời ở một số khu vực và xây dựng hồ chứa đập thuỷ điện.
Trong khi đó, nhà sản xuất điện độc lập đồng thời là công ty quản lý môi trường Malakoff Corp sẽ sử dụng nhiên liệu sinh khối biomass cùng với than tại nhà máy điện Tanjung Bin hiện tại của họ. Chưa hết, nhà phát triển bất động sản Sime Darby Property sẽ lắp pin năng lượng mặt trời công suất 3,5 MW trên 450 ngôi nhà.
Malaysia gần đây đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu năng lượng tái tạo. Vì quốc gia này đặt mục tiêu định vụ mình là nước dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực này. Động thái này cho phép các công ty địa phương phát triển khả năng sản xuất trên quy mô lớn và đáp ứng nhu cầu của khu vực.
Theo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường